Lún cột sống ở tuổi trung niên

Lún cột sống còn được gọi là gãy xẹp đốt sống, đây là bệnh hay gặp trong loãng xương dẫn đến cột sống bị xẹp dần.

Lún cột sống tuổi trung niên.

Bệnh đặc biệt tiến triển nhanh và nặng hơn khi người bệnh bị chấn thương, ngã hoặc cố gắng hoạt động như bưng bê, vác nặng. Biểu hiện bệnh thường diễn ra âm thầm theo tình trạng loãng xương.

Khi bộc phát, bệnh nhân sẽ bị đau lưng đột ngột, đau hơn khi đứng và đi lại nhưng giảm khi nằm xuống. Đây là do khi ở tư thế đứng, cột sống làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể nên khi bị xẹp, áp lực tác động lên cột sống khiến đau nặng hơn.

Do xẹp nên cột sống bị giảm chiều cao, gây gù, mất vững từng đoạn cột sống. Nếu không điều trị không những bệnh nhân bị các cơn đau hành hạ mà không vận động được, gây các biến chứng thần kinh do các rễ thần kinh, tủy sống bị chèn ép…

Trong đó, với phụ nữ thường bắt đầu từ sau giai đoạn sinh con và mãn kinh, tăng dần tỉ lệ ở những người cao tuổi hơn nữa. Một số thống kê ở nước ngoài cho thấy, có đến 25% người bị lún cột sống ở phụ nữ mãn kinh và 40% ở độ tuổi 80. Ở nam giới cũng bị nhưng tỉ lệ thấp do đặc điểm giới.

 Chẩn đoán lún đốt sống dựa vào các biểu hiện lâm sàng như cơn đau đột ngột ở cột sống. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, cần phải chụp X-quang hoặc cắt lớp vi tính cột sống với hình ảnh một đốt sống bị xẹp hoàn toàn hoặc một phần và đo độ loãng xương.

Để điều trị, người bệnh cần đo loãng xương vào các giai đoạn nhất định. Đặc biệt phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần kiểm tra định kỳ nhằm hạn chế tình trạng mất xương. Nếu thấy có dấu hiệu loãng xương cần bổ sung các thực phẩm có tác dụng bổ sung canxi như sữa, rau củ, thực phẩm chức năng…

Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các thực phẩm làm giảm mức độ hấp thu canxi của cơ thể như uống cà phê, trà, thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm béo và protein…

Ở giai đoạn cấp tính, khi bị đau cần nằm nghỉ trên giường cứng và dùng thuốc giảm đau hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, có thể dùng các loại dụng cụ giúp cố định cột sống như nẹp lưng. Cần bổ sung các loại thuốc có tác dụng chống loãng xương để tránh bị tình trạng diễn tiến mất xương.

BS Nguyễn Văn Toàn

(nguyên khoa Nội, Bệnh viện 103)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top