Cơn đột quỵ nhẹ nguy hiểm hơn bạn nghĩ - chớ chủ quan

Đột quỵ nhẹ tuy không lấy đi tính mạng người bệnh ngay tại thời điểm mắc, nhưng nếu chủ quan không điều trị, sớm muộn cũng dẫn đến cơn đột quỵ não thật sự.

Vậy làm sao để nhận biết và phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy đọc những thông tin hữu ích sau đây.

Hiểu về cơn đột quỵ nhẹ

Đột quỵ não nhẹ còn được gọi là cơn đột quỵ thoáng qua hay cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA). Khác với cơn đột quỵ thông thường, đột quỵ nhẹ chỉ là tình trạng dòng máu ngưng chảy tới não trong khoảng thời gian ngắn, không gây chết tế bào não hay không làm tổn thương não.

Dấu hiệu đột quỵ nhẹ

Các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ gần tương tự như cơn đột quỵ não thực sự nhưng nó chỉ kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ, do sự tắc nghẽn đã được cải thiện nhanh chóng, máu lại được lưu thông đến não. Do đó, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị:

● Đột nhiên thấy tê một bên mặt

● Khó nói, líu lưỡi, giọng nói khác lạ (nói ngọng, nói lắp đột ngột)

● Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày

● Cánh tay bị yếu, không nâng được cả 2 cánh tay

● Mắt đột nhiên mờ nhòe, có hiện tượng nhìn đôi

● Đau đầu dữ dội nhưng không rõ nguyên nhân

● Đột nhiên mất trí nhớ tạm thời

Mặc dù các triệu chứng đột quỵ nhẹ đều giảm dần và hết hẳn sau vài phút hoặc trong 1 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đề cao cảnh giác bởi cơn đột quỵ thật sự có thể ập đến trong 48 tiếng tiếp theo. Khi cơn đột quỵ não thực sự xảy ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: Liệt nửa người, méo miệng, suy giảm trí nhớ… thậm chí là tử vong.

Chân tay đột ngột tê yếu là một trong những dấu hiệu của đột quỵ não nhẹ

Chân tay đột ngột tê yếu là một trong những dấu hiệu của đột quỵ não nhẹ

Cần làm gì khi bị đột quỵ nhẹ?

Nếu gặp ít nhất 3 dấu hiệu trong các triệu chứng kể trên thì bạn hoặc người thân có nguy cơ cao gặp phải cơn đột quỵ nhẹ. Khi đó, bạn hãy nghỉ ngơi và nhờ sự hỗ trợ của người thân đưa bạn đến bệnh viện đa khoa gần bạn nhất và có khoa Nội thần kinh điều trị cho người bệnh đột quỵ não.

Tại đây, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán đột quỵ não như: Chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm dịch não tủy, điện tâm đồ, đo huyết áp… Sau khi có kết quả, bác sĩ có được chẩn đoán chính xác sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể như dùng thuốc làm tan cục máu đông, thuốc điều trị bệnh nền...

3 cách phòng ngừa đột quỵ nhẹ - tránh nguy hiểm

Để ngăn ngừa cơn đột quỵ nhẹ xảy ra đặc biệt ở những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, mỡ máu cao, rung nhĩ, xơ vữa động mạch,...) nên áp dụng các cách dưới đây:

Duy trì lối sống lành mạnh

Muốn ngăn ngừa đột quỵ não trước tiên cần phải có một cơ thể khỏe mạnh với việc duy trì những lưu ý sau đây:

- Có chế độ ăn đảm bảo ăn đủ chất nhưng ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa như: Rau xanh (bắp cải, súp lơ, cải thảo, cần tây…), trái cây tươi (cam, ổi, bưởi, táo…), các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó…). Nên ăn nhiều cá và thịt gia cầm thay vì thịt đỏ, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật.

- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, gas như bia, rượu, nước ngọt,...

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu.

Kiểm soát các bệnh nền có nguy cơ dẫn tới đột quỵ

Người tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ. Nếu bạn đang mắc các bệnh nền này, hãy kiểm soát chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ máu nằm trong ngưỡng an toàn. Người bệnh cần dùng thuốc đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Sử dụng sản phẩm chứa nattokinase ngừa đột quỵ não

Bên cạnh các phương pháp kể trên, để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nhẹ, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu, phòng đột quỵ não như TPBVSK Nattospes. Nattospes là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh đột quỵ não duy nhất chứa nattokinase được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Nattospes có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa đột quỵ não tương đương với Aspirin. Nattospes an toàn, lành tính cho người dùng, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, dùng càng lâu hiệu quả càng cao.

Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về đột quỵ nhẹ, từ đó có thể chủ động phòng ngừa, tránh để bản thân gặp phải cơn đột quỵ não thực sự. Nếu có bất kỳ băn khoăn về đột quỵ não, hãy liên hệ theo hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp và tư vấn chính xác nhất.

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top