Chuyên gia mách cách phòng ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày, tá tràng dễ gây các biến chứng như thủng, chảy máu, hẹp môn vị, ung thư hóa...nên việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng?

- Bỏ thuốc lá.

- Uống rượu vừa phải: Với phụ nữ không quá 1 ly, với nam giới không quá 2 ly mỗi ngày (mỗi ly tương đương 150ml rượu vang, 360ml bia và tương đương 45ml rượu mạnh)

- Ăn nhiều loại thực phẩm rau xanh, trái cây và ngũ cốc để tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, phytochemical và flavonoid, các chất này có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường tính toàn vẹn của niêm mạc đường tiêu hóa và chữa lành các vết loét đã có từ trước.

- Hạn chế thức ăn cay, béo và chiên, có thể làm trầm trọng thêm viêm loét dạ dày tá tràng

- Uống thêm nước và hạn chế lượng caffeine

- Tăng cường hệ thống đường ruột bằng các vi khuẩn lành mạnh mà bạn có thể có trong thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp và giấm táo. Có thể bổ sung men vi sinh nếu bạn đang được điều trị bằng kháng sinh diệt H.P.

- Tránh các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen.

- Hãy chú ý đến sức khỏe tinh thần. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể gián tiếp gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Thói quen ăn uống và hành vi lối sống không khoa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, có thể góp phần gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.

Stress, ăn uống không điều độ dễ viêm loét dạ dày, tá tràng

Stress, ăn uống không điều độ dễ viêm loét dạ dày, tá tràng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

- Đau bụng đột ngột, dữ dội, kéo dài

- Đi ngoài ra máu hoặc đen (phân)

- Nôn ra máu hoặc chất nôn giống như bã cà phê. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng đối với người bị loét dạ dày, chẳng hạn như:

+ Thủng (khi vết loét quá sâu và xuyên qua thành dạ dày hoặc tá tràng)

+ Chảy máu (khi axit hoặc vết loét làm vỡ mạch máu)

+ Tắc nghẽn (khi vết loét chặn đường thức ăn đi qua ruột)

Nếu người bệnh đang dùng NSAID và có dấu hiệu loét dạ dày, hãy đi khám y tế ngay lập tức. Trì hoãn chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn và có thể cần phải phẫu thuật. Nhưng nếu điều trị nhanh chóng, hầu như tất cả các vết loét dạ dày đều có thể được chữa khỏi.

Điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng

- Điều trị thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là mổ cấp cứu để lau rửa sạch ổ bụng và khâu lỗ thủng kết hợp với điều trị nội khoa (sau mổ) căn nguyên bệnh loét bằng kháng sinh diệt trừ H.P + thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton + thuốc bọc niêm mạc dạ dày.

- Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày - tá tràng có nhiều ưu điểm so với mổ mở nên ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở ngoại khoa. Phẫu thuật mổ mở được chỉ định trong trường hợp viêm phúc mạc muộn, bụng trướng nhiều, sốc nặng, suy tim, suy hô hấp nặng.

BS Nguyễn Hàm Hội - BS Đỗ Văn Minh (Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top