Ngày đi chơi định mệnh
Trong căn nhà nhỏ rợp bóng cây, chim hót líu lo, ông Nguyễn Đình Hương hướng ánh mắt xa xăm ra vườn nhớ lại chuyến đi chơi cùng những người bạn năm 2011.
Ông kể: “Ngày 15/11/2011, mấy ông bạn rủ nhau sang Singapo chơi. Nhân tiện đi chơi thì cũng đi kiểm tra sức khỏe toàn diện xem thế nào, vì nghe nói công nghệ y học ở đó phát triển lắm. Tất các cả ông bạn khác khi vào kiểm tra thì không sao, riêng tôi thì làm rất lâu. Sau đó bác sỹ bảo, chắc tôi có chuyện rồi. Tôi bị ung thư bàng quang.
Lúc đó chân tay tôi như rụng rời, không bao giờ nghĩ mình bị bệnh vì mình vẫn còn khỏe mạnh lắm, không có vấn đề gì lớn cả. Sau 3 ngày ở đó thì chúng tôi trở về, tôi đi sinh thiết thì bác sỹ khẳng định tôi đã bị ung thư. Gia đình, các chuyên gia sức khỏe cùng bàn luận thì cuối cùng quyết định đưa tôi sang Singapo mổ”.
Trở về sau ca mổ đầy tốn kém, ông những tưởng mình đã đẩy lùi được căn bệnh để tiếp tục sống khỏe, nhưng căn bệnh chưa buông tha ông. Sau 1 tháng ông đi kiểm tra lại, bác sỹ tiếp tục cho ông thêm một thông tin rầu lòng: Ung thư đã ở giai đoạn 2 và ăn vào xương rồi.
“Khi đó tôi lo quá, vì bác sỹ bảo trường hợp này hóa trị cũng rất khó vì ảnh hưởng đến cả cơ thể, xạ trị thì có thể làm thủng bàng quang. Chỉ còn cách cắt bàng quang, đưa đường nước tiểu ra ngoài. Tôi trở về nước, đem bệnh án đi hỏi các bác sỹ đầu ngành đều được khuyên là chỉ còn cách cắt bỏ. Lúc đó cố xem có chữa được không, tôi nhập Bệnh viện Việt Đức nạo bàng quang nhưng cũng không được”, ông Hương nhớ lại.
Tôi hỏi, ông có sợ chết không mà lại lo sợ thế? Ông bảo, không phải là sợ chết hay không, mà đã ngoài 80 tuổi rồi, sống được bao lâu nữa đâu. Nhưng phải sống kiểu lúc nào cũng đeo túi nước tiểu bên mình thì cực quá.
Thế là lúc đó ông quyết định không cắt, cứ để đó, sống được ngày nào thì sống. Người thân thì lo lắng vì lúc đó, vợ ông Vũ Oanh cũng bị bệnh đó thì đã qua đời.
Gặp thầy, gặp thuốc
Ông Vũ Đình Hương kể, trong lúc bế tắc về phương pháp chữa trị, ông cùng người nhà cũng tìm đến khắp nơi. Ban đầu tìm được một thầy hứa sẽ chữa khỏi bằng việc lấy nọc cóc để chữa, nhưng ông sợ không dám uống. Sau đó, ông tìm hiểu trên mạng thì được biết thầy thuốc Hoàng Xuân Ba là người từng đào tạo ở Leningrad rồi sang Mỹ làm việc, đã chữa được cho nhiều người.
“Nhân dịp thầy ấy về nước, tôi có đến gặp thì thầy ấy bảo sẽ chữa được cho tôi mà không cần phải mổ xẻ gì. Quá trình điều trị diễn ra trong 3 tháng, vừa đặt thuốc vào bàng quang, vừa truyền thuốc và uống. Đều là thuốc Đông y, giải độc gan. Sau 3 tháng, tôi vào Bệnh viện 108 siêu âm.
Bác sỹ chiếu đi chiếu lại mà không thấy gì, bàng quang sạch bóng, dấu hiệu của ung thư biến mất. Các bác sỹ đã mời thầy Hoàng Xuân Ba đến để thuyết trình về phương pháp chữa trị này”.
Đến giờ, cuộc sống của một người “tưởng chết” đã trở lại nhịp bình thường. Ông bảo, chế độ ăn uống của ông bây giờ là tránh xa hoàn toàn thịt đỏ, chỉ ăn cá, rau, hoa quả. Việc uống thuốc vẫn phải duy trì thường xuyên để căn bệnh không tái phát.
Không chỉ ông mà nhiều người khác cũng đã được chữa khỏi nhờ phương pháp chữa bệnh này. Các bệnh như ung thư vú, buồng trứng thì chữa nhanh. Chi phí để điều trị cũng ở mức khá khá, như đợt ông phải truyền thuốc trong 1 tháng, mỗi ngày mất 1 triệu đồng. Thế nhưng so với khoản chi phí sang Singapo chữa bệnh thì số tiền này cũng chỉ là một khoản nhỏ.
Sau những hồi ức về những tháng ngày chữa trị, ông ra vườn tưới cây, chăm sóc cây cối giúp tâm hồn ông thanh thản hơn. Ở cái tuổi cần nghỉ ngơi, sống vui, sống khỏe, với ông, việc thoát khỏi căn bệnh như được sống thêm một lần nữa, để trân quý cuộc sống này nhiều hơn nữa.
“Trời cho mình sức khỏe, được sống ngày nào thì phải sống thoải mái, vui vẻ ngày đó. Có bệnh thì phải chữa, phải tìm thầy tìm thuốc. Con đường sẽ nối tiếp con đường, không có con đường nào là tận cùng cả. Hy vọng điều tốt đẹp sẽ đến thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thản”
Ông Nguyễn Đình Hương
Phong Lâm