Chữa dứt điểm viêm đại tràng từ rau trong vườn

Khi bệnh còn nhẹ, bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng hiệu quả sau đây.

Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến hiện nay. Viêm đại tràng nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và có thể dẫn đến ung thư trực tràng. Vì thế, khi còn nhẹ, bạn hãy dùng các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng để dứt hẳn bệnh này.

Rau má.

Rau má: Dùng kim ngân hoa, cát căn, bồ công anh, rau má mỗi loại 12g và quả dành dành 8g. Đem các nguyên liệu sắc uống trong ngày. Loại rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Rau sam: Rau sam được dùng làm rau ăn. Rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Dùng xa tiền thảo, rau sam đã sao mỗi loại 40g. Đem sắc cùng với 500ml nước, còn lại 200ml thì chia thành 2 lần uống lúc đói bụng.

Đinh lăng: Dùng đinh lăng 16g, riềng khô 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, bạch linh 12g, cam thảo 12g, táo tầu 4 quả, trần bì 10g, sinh khương 6g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng của tỳ, thích hợp trong điều trị viêm đại tràng.

Tía tô.

Tía tô: Lá tía tô là một loại thảo dược dùng để chữa trị rất nhiều bệnh trong dân gian. Với viêm đại tràng có thể nấu những món ăn hằng ngày có nguyên liệu là lá tía tô hoặc người bệnh viêm đại tràng có thể uống nước lá tía tô thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt và an toàn.

Lá mơ lông: Dùng một lượng lá mơ khoảng 40 – 100g rửa sạch, thái nhỏ tùy theo tình trạng bệnh viêm đại tràng; 10 g gừng tươi đập dập, băm nhỏ và 1 lòng đỏ trứng gà. Trộn chúng lại với nhau rồi chưng lên cho chín. Ăn khi nóng, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong khoảng 15 ngày.

Rau dừa nước: Đây là một loại rau khá quen thuộc với nhiều người vì thường được dùng để làm rau ăn sống thanh nhiệt cơ thể. Dùng 24g rau dừa nước khô, 20g hoài sơn, 16g cao lương khương, 16g liên nhục, 12g sơn thù, 12g ngũ gia bì sắc nước uống mỗi ngày 1 thang sẽ giúp chống viêm, dễ tiêu hóa, đi đại tiện thông suốt.

Ngải cứu.

Rau ngải cứu: Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ xay nhuyễn cùng với 0,5 lít nước sau đó lọc lấy nước. Mật lợn lọc lấy nước. Cho tất cả hai loại nước này vào nồi đun nhỏ lửa để cô lại thành cao rồi nặn thành viên như hạt lạc. Cho phần cao đó vào một cái lọ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Mỗi ngày uống 1 viên trước bữa ăn 30 phút sáng và tối.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Mi Trần (Tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top