Chế độ dinh dưỡng, tập luyện đối với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Nhiều bằng chứng đã chứng minh về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số loại ung thư. Cần biết cách để phòng ngừa.

Các bằng chứng hiện tại về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số loại ung thư, đã được trình bày trong Hướng dẫn của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ về Chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng ngừa bệnh ung thư.

Ung thư vú

Tăng cân khi trưởng thành và/ hoặc lượng mỡ thừa quá mức trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.

Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Hoạt động thể chất, đặc biệt là từ mức độ trung bình đến cao, làm giảm nguy cơ ung thư vú thời kỳ mãn kinh và cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh.

Chế độ ăn uống đa dạng các sản phẩm từ thực vật và ít các sản phẩm từ động vật và tinh bột tinh chế làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Tiêu thụ rau xanh không chứa tinh bột hoặc rau xanh giàu carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen.

Những chế độ ăn giàu canxi và các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cả ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện đối với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư - Ảnh BSCC

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện đối với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư - Ảnh BSCC

Ung thư đại trực tràng

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng.

Hoạt động thể chất đều đặn từ vừa đến mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, nhưng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Giảm thói quen lười vận động có thể giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, nhưng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại ngũ cốc nguyên hạt, hàm lượng chất xơ cao và ít đường làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Ăn rau không chứa tinh bột và các loại hoa quả cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Việc tiêu thụ thịt đã qua chế biến (ngay cả với số lượng ít), và thịt đỏ với lượng từ trung bình đến nhiều, đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Tiêu thụ rau không chứa tinh bột và các loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Chế độ ăn giàu canxi, các loại chế phẩm từ sữa giàu canxi và canxi bổ sung có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Nồng độ vitamin D trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư - Ảnh BSCC

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư - Ảnh BSCC

Ung thư Nội mạc tử cung

Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, hãy duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân và mỡ thừa trong cơ thể.

Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Tham gia vào các hoạt động thể chất đều đặn ở mức vừa phải đến mạnh làm giảm nguy cơ nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Giảm thời gian không vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Chế độ ăn với lượng đường thấp (tránh ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường ít chất xơ và đồ uống có đường) có thể giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Ung thư Túi mật

Thừa cân có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn. Tăng cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật.

Ung thư thận

Trọng lượng cơ thể cao và/hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận. Hoạt động thể chất thường xuyên từ trung bình đến cao làm giảm nguy cơ mắc ung thư thận.

Ung thư gan

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và tránh mỡ thừa trong cơ thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Ăn cá có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Sử dụng rượu, bia và đồ có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Ung thư Phổi

Trọng lượng cơ thể không liên quan đến nguy cơ mắc ung thư phổi mà có thể do việc sử dụng thuốc lá là yếu tố chính và những người hút thuốc lá có xu hướng có trọng lượng cơ thể thấp hơn mức bình thường.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Tiêu thụ rau và trái cây không chứa tinh bột, bao gồm những loại giàu vitamin C (đặc biệt đối với những người hút thuốc), có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Ăn thịt chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Bổ sung Beta-carotene liều cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc và những người tiếp xúc với amiăng.

Sử dụng đồ uống chứa cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ung thư Buồng trứng

Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Ung thư Tuỵ

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ.

Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuỵ.

Ăn thịt chế biến sẵn và thịt đỏ, cũng như thực phẩm chứa chất béo bão hoà nói chung có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ.

Sử dụng đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ.

Ung thư Tuyến tiền liệt

Béo phì có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa và canxi (> 2,000 mg/ ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư Tuyến giáp

Béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Tăng cân ở người trưởng thành làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Ung thư Dạ dày

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư tâm vị dạ dày.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn, thịt nướng làm tăng nguy cơ mắc ung thư hang môn vị dạ dày.

Tiêu thụ rau và trái cây không chứa tinh bột, đặc biệt là trái cây họ cam quýt có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Sử dụng đồ uống có cồn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ung thư khoang miệng, họng, thực quản

Có bằng chứng cho thấy thừa cân làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng và ung thư biểu mô thực quản.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô thực quản.

Ăn rau và trái cây không chứa tinh bột có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, họng, thực quản.

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, họng và thực quản.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Thủy

(Khoa Nội Vú, Phụ khoa, Đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội)

Theo Đời sống
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc lá gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa

Hút thuốc góp phần gây ra nhiều rối loạn hệ tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, ợ trớ, đau bụng, mệt mỏi. Hút thuốc đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, Crohn, gan nhiễm mỡ...
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top