Chế độ ăn uống - sinh hoạt để bảo vệ giọng nói

Mất giọng, khàn giọng không chỉ do bệnh lý mà còn do lối sống và thói quen ăn uống. Vì vậy, cần phải biết cách để giữ gìn.

Trước thực tế của cuộc sống hiện đại, con người hối hả với công việc, áp lực cuộc sống nhiều, đồ ăn sẵn, chế biến công nghiệp nhiều, ô nhiễm môi trường, ăn tiệc nhiều, đặc biệt các bệnh nhân sau mổ các khối u vùng đầu cổ, tuyến giáp, lưỡi, mũi xoang, thanh quản,… các yếu tố trên và can thiệp phẫu thuật gây ảnh hưởng nhiều tới giọng nói, cũng như việc thiếu kiến thức trong giữ gìn bảo vệ giọng nói của chính mình.

Để bảo vệ giọng nói của mình hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây:

1. Tập thể dục, hít thở sâu hàng ngày.

2. Giảm căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan.

3. Ngủ đủ giấc

4. Uống nhiều nước từ 2 - 3 lít / ngày, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày.

5. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, nước chè đặc hoặc các loại nước giải khát có ga như Pepsi, Coca Cola,…

6. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều mỡ, đồ chiên rán nhiều mỡ, đồ nướng, hun khói, các loại gia vị qua nhiều: ớt, hạt tiêu, dấm,…

7. Tránh đằng hắng, khịt khạc nhiều. Nếu cảm thấy vướng đờm trong họng, cổ thì xúc họng bằng nước muối sinh lý 0,9%.

8. Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.

9. Nếu có ợ hơi, ợ chua, cảm giác rát bỏng, nóng sau xương ức, đau tức thượng vị cần khám chuyên khoa tiêu hoá để điều trị bệnh này. Vì trào ngược dạ dầy - thực quản gây ảnh hưởng nhiều tới viêm thanh quản và giọng nói nhiều.

10. Nếu có ho, khịt khạc, ngạt tắc mũi cần nội soi tai mũi họng tìm nguyên nhân điều trị: viêm xoang sau gây viêm thanh quản, viêm họng, viêm phế quản,..

11. Cần hạn chế nói nhiều khi bị viêm họng cấp, tránh lạm dụng các viên ngậm họng.

Thực phẩm tốt cho giọng nói

Thực phẩm tốt cho giọng nói

Các hành động làm ảnh hưởng đến giọng nói.

1. Nói quá nhiều.

2. Nói nhanh.

3. Nói quá to, nói trong môi trường ồn ào(giảng bài không có thiết bị tăng âm, quán bar, phố, chợ ồn ào,..)

4. Nói, hát với giọng quá cao hay quá thấp.

5. Cố nói thầm.

6. Nói trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng.

7. La hét.

8. Tạo ra các âm thanh lạ.

9. Các hoạt động vui chơi, giải chí có nguy cơ cao: hát Karaoke, hò reo cổ vũ quá mức,..

10. Hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi, không khí ô nhiễm,, quá lạnh, quá khô, quá ẩm,..

11. Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đúng, chưa khoa học, hợp lý.

Cách sử dụng giọng nói đúng

1. Cố gắng nói chậm, nhẹ nhàng.

2. Cố gắng tránh nói to.

3. Tránh các hành động có thể ảnh hưởng tới dây thanh: nói giọng cao, la hét quá mức, tạo ra các âm thanh lạ, hắng giọng, gào thét,..

4. Nếu công việc phải sử dụng giọng nhiều (ca sĩ, giáo viên, diễn giả, hướng dẫn du lịch, bán hàng,..) dùng dụng cụ tăng âm để hỗ trợ.

5. Khi bị khàn giọng hoặc nói mệt, cần hạn chế nói, không nên cố gắng phát âm.

6. Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại cho giọng nói( khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, quá lạnh, quá khô, các chất kích thích.

7. Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý, tinh thần thoả mái, tránh các Stresss.

ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Dũng (Khoa Phẫu thuật Đầu cổ, Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Mẹo đánh răng đúng cách

Mẹo đánh răng đúng cách

Ngày nay, càng nhiều người quan tâm đến sự liên quan giữa các loại bệnh và nướu răng. Do vậy, việc đánh răng đúng cách để bảo vệ nướu răng khỏe mạnh là rất cần thiết.
Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Để có một hàm răng khỏe mạnh, nướu hồng hào, săn chắc và hơi thở sạch sẽ, bạn cần bổ sung những vi chất cho cơ thể, như Fluor, Canxi, Vitamin C, D, E… Những vi chất này có rất nhiều trong những thực phẩm sinh hoạt hàng ngày.
back to top