Chảy máu kéo dài do đá lưỡi sau nhổ răng khôn

(khoahocdoisong.vn) - Việc nhổ răng khôn cần tuân thủ một số tiêu chí để không gây ra những biến chứng không đáng có như: Chảy máu kéo dài, nhiễm trùng... sau nhổ răng.

Sau nhổ răng khôn gần 10 ngày, anh Nguyễn Văn Trọng (45 tuổi, Hà Nội) lại phải nhập viện vì chảy máu kéo dài và máu ra nhiều. Nguyên nhân là do anh đã không chăm sóc đúng cách sau nhổ răng khôn: Không chườm đá, súc miệng khi máu chưa đông, đá lưỡi vào vùng răng  nhổ....

Lời bàn: Theo BS Phạm Thị Huyền Trang, Trưởng Đơn nguyên Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, răng khôn được xem là chiếc răng phức tạp nhất do răng thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức và khó khăn trong việc nhổ bỏ. Việc nhổ răng khôn cần tuân thủ một số tiêu chí để không gây ra những biến chứng không đáng có như: Chảy máu kéo dài, nhiễm trùng... sau nhổ răng.

Theo đó, người bệnh cần cắn gạc tại chỗ trong vòng 30 - 45 phút sau nhổ răng. Khi thuốc tê tan, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ và chảy máu nhẹ có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Má cũng có thể sưng lên, và có thể thấy xuất hiện một khối máu tụ. Bệnh nhân nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ để giảm đau, sưng. Nhanh chóng uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê, sẽ chống lại cơn đau có hiệu quả.

Bệnh nhân có thể tiếp tục đánh răng bình thường. Nếu chảy máu đỏ tươi, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và ép chặt từ 15 - 20 phút để đủ thời gian cục máu đông hình thành lại; nếu vẫn chảy nhiều máu nên quay lại bệnh viện để khám. Không súc miệng khi cục máu đông chưa được hình thành. Không nên nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay... vào vết thương sau khi nhổ răng khôn.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top