Chăm sóc người cao tuổi khi nắng nóng

(khoahocdoisong.vn) - Theo các bác sĩ, người cao tuổi, chức năng sinh lý bị suy giảm, khi thời tiết trở nên cực đoan, sẽ gặp nhiều bệnh lý đặc biệt như xương khớp, đột quỵ, các rối loạn về hô hấp hay tiêu hóa vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt.   
Thế giới hiện có khoảng 2/3 người được coi là già khi tuổi đã trên 65, vẫn dang sống và mang trong mình khá nhiều loại bệnh tật mạn tính do suy giảm nhiều cơ quan.

Thế giới hiện có khoảng 2/3 người được coi là già khi tuổi đã trên 65, vẫn dang sống và mang trong mình khá nhiều loại bệnh tật mạn tính do suy giảm nhiều cơ quan.

Nắng nóng máu dễ cô đặc

Theo khuyến cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, hiện thế giới có khoảng 2/3 người được trên 65 tuổi mang trong mình khá nhiều loại bệnh như huyết áp, tim mạch, tiểu đường...

Nhiều loại bệnh khác cũng sẽ tấn công người cao tuổi vào lúc thời tiết thất thường như hô hấp, tiêu hóa, thần kinh - tim mạch.

Theo BSCKII Trần Hạnh, bất cứ triệu chứng đau nào ở người cao tuổi, người trong gia đình cần quan tâm và đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm bệnh.

Theo BSCKII Trần Hạnh, bất cứ triệu chứng đau nào ở người cao tuổi, người trong gia đình cần quan tâm và đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm bệnh.

Còn tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, theo BSCKI Nguyễn Quốc Hải, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, vào những thời gian cao điểm nắng nóng, thời tiết chuyển mùa đột ngột, theo thống kê năm 2019 của riêng bệnh viện, bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nhiều vấn đề sức khỏe chiếm gần hết số giường thực kê tại các khoa trong bệnh viện. Đặc biệt, trong 3 tháng tới 6 - 7 - 8, số lượng bệnh có thể tăng lên 800 - 900 bệnh nhân nội trú/ngày, trong khi những tháng dịu mát hơn, con số này chỉ khoảng 500 - 700, phần lớn là người cao tuổi.

Thời tiết nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi nhiều nên dễ mất nước, có thể dẫn đến hiện tượng cô đặc máu dễ tăng nguy cơ đột quỵ cấp. Hơn nữa, người lớn tuổi lại lười uống nước nên càng tăng nguy cơ đột quỵ, do mất nước nhiều quá dẫn đến co mạch, giảm lưu lượng thể tích máu nên thiếu máu lên não, tác động tiêu cực lên não khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Khoa Lão, Bệnh viện Nguyễn Trãi, thường tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân lớn tuổi bị tai biến do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả mất nước.

Khoa Lão, Bệnh viện Nguyễn Trãi, thường tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân lớn tuổi bị tai biến do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả mất nước.

Ngoài ra, bệnh nhân lớn tuổi thường đi kèm với nhiều bệnh mạn tính, nên khi cơ thể phản ứng với nắng nóng có thể làm tim đập nhanh lên, bệnh nhân càng cảm thấy khó chịu, đau ngực, hoặc mất nước nhiều làm tụt huyết áp… Nếu không được bù đủ nước, bệnh nhân có thể bị suy tim cấp trên nền bệnh lý tim mạch có sẵn hoặc có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim…

BSCKI Nguyễn Quốc Hải cho biết, nắng nóng kéo dài là một yếu tố nguy cơ quan trọng có thể làm tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi có bệnh mạn tính. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong do bệnh phổi mạn tính tăng 3,7%; nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 4%; đau tim hoặc suy tim là từ 2,8 - 3,8%.

Có bệnhkhông đến bác sĩ

Theo BSCKII Trần Hạnh, Trưởng khoa Lão khoa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, người dân vẫn còn một số quan niệm sai lầm, như khi bị bệnh không đi khám, mà nghe mách bảo tự ý mua thuốc về điều trị. Hoặc cứ uống một toa thuốc nhiều tháng, nhiều năm, không thay đổi, không đi tái khám. 

Một thói quen xấu ở người cao tuổi cần lưu ý nữa, theo BSCKI Nguyễn Quốc Hải, là thói quen tắm nhiều lần trong ngày để giải nhiệt. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt ở người lớn tuổi, một trong các triệu chứng thường gặp là đau đầu do co thắt mạch máu não. Do đó, bệnh lý đau đầu có thể dẫn đến đột quỵ cũng cần chú ý đối với người cao tuổi.

Ví dụ, đối với bệnh xương khớp, khi bị đau nhiều, thường được bác sĩ cho thuốc giảm đau nhưng thuốc chỉ uống trong một khoảng thời gian nhất định. Còn nếu lạm dụng, kéo dài thuốc giảm đau chứa corticoid, người bệnh cao tuổi dễ bị loét dạ dày - tá tràng, hội chứng cushing, phù, suy thận…

Người cao tuổi thường gặp tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng nên vết thương chậm lành, phục hồi sức khỏe lâu dẫn đến chăm sóc và điều trị tốn kém. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi cần đủ chất, vệ sinh sạch sẽ, nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu các vitamin thiết yếu như vitamin C, uống nhiều nước.

Người cao niên nên bù vừa phải từ 1,5 - 2l nước/ngày với nước đun sôi để nguội và các loại nước trái cây (nước ép trái cây, nước dừa, nước cam...), nhưng không nên uống nước nhiều và nhanh cùng một lúc. Ngoài ra, người lớn tuổi tránh uống rượu cũng như các loại nước uống có chất kích thích. Trong những ngày nắng nóng, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ hấp thu. Không ăn đồ quá cứng, quá lạnh.

Các loại trái cây và rau quả tươi thích hợp cho người cao tuổi bao gồm đào, mận, quả mọng, dưa hấu… các loại trái cây có múi, bí ngô, bầu, dưa chuột và hành tây vì chúng dễ tiêu hóa, có đặc tính làm mát, tốt cho dạ dày như giảm dịch vị axit và sẽ bổ sung nước cho cơ thể.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top