Cây ráy gai trị viêm gan

ng y cho rằng thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh.
ráy gai

Cây ráy gai chữa nhiều bệnh.

Cây ráy gai còn gọi là chóc gai, dã vu, hải vu, sơn thục gai hay cây cừa, cây móp (Nam bộ), rau mác gai, rau chân vịt tên khoa học Lasia spinosa Thwaites thuộc họ ráy (Araceae), là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm ướt, trên có tán che như ruộng nước, bờ ao, ven suối.

Cây nhỏ, thân rễ nằm ngang. Cuống lá dài, có nhiều gai, lá mọc thẳng từ thân rễ. Lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, mép nguyên. Mùa hoa quả vào tháng 3 – 4 hằng năm; cụm hoa là một bông hoa nang, hoa cái ở gốc, hoa đực ở trên. Quả mọng.

Thân rễ ráy gai được thu hái vào mùa đông. Thân rễ ráy gai dùng làm thuốc sau khi đã rửa sạch phơi khô, cũng có thể thái thành lát mỏng rồi phơi khô.  Nhân dân thường dùng chữa ho, đau họng, phù thũng, tê thấp, suy gan hay di chứng do sốt rét… Theo kinh nghiệm dùng các vị còn tươi tốt hơn dùng vị đã phơi khô.

 Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần.

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc: Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa chữa lở ngứa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả. ngoài da hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan: Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô).

Chữa viêm gan: Ráy gai 12g, chó đẻ răng cưa 20g, nhân trần 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt rất hiệu quả: Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền.

 Chữa ho do bệnh hen suyễn: lấy ráy gai 12g, lá dâu 20g, hạt cải củ 12g; sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa phù thũng: Ráy gai 12g, tỳ giải 20g, râu ngô 20g, mã đề 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa đau quặn thận: Rễ ráy gai, kim tiền thảo, mã đề mỗi thứ 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.

Phương thuốc này chữa mụn nhọt hiệu quả: Dùng một củ ráy dại tươi khoảng 80 – 100g, một củ nghệ khoảng 60g. Gọt sạch vỏ củ ráy, giã nát cùng với nghệ. Sau đó cho dầu vừng vào nấu nhừ rồi thêm dầu thông và sáp ong vào khuấy cho tan. Để nguội bôi lên giấy, dán vào nơi mọc mụn. Mụn mới mọc sẽ tan. Mụn đã mưng mủ thì loại cao dán này có tác dụng hút mủ.

BS Hoàng Xuân Đại

(Chuyên gia Bộ Y tế)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top