Cây có thể thu hái lá quanh năm làm thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả mà ít người biết.
Có một bài thuốc về cây lá bỏng trị hôi nách hiệu quả mà ít người biết.
Y học hiện đại đã xác định, lá bỏng chứa acid malic, isocitric, citric, succinic, fumaric, pyruvic, oxalacetic, lactic, oxalic và một số acid hữu cơ khác. Theo Đông y, lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, chát, tính mát, gải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ. Ứng dụng lâm sàng của cây lá bỏng đã được một số bệnh viện chứng minh có tác dụng chữa đứt tay, bầm huyết, bỏng lửa, rắn rết cắn… Đúng như tên gọi, khi bị bỏng lửa mức độ nhẹ, chỉ cần dùng lá bỏng vò hoặc giã nát đắp lên vết bỏng sẽ dịu nhẹ vết thương và mau lành.
Một số bài thuốc đơn giản hiệu quả từ cây lá bỏng, trong đó có bài thuốc cây lá bỏng trị hôi nách ít người biết được Đông y khuyên dùng như sau:
Nhức đầu, hồi hộp, huyết áp cao: Ngày uống 2 lần mỗi lần 60ml dịch lá sẽ lợi tiểu, giảm nhịp tim, ngủ tốt hạ huyết áp, hết nhức đầu.
Đau lưng, mỏi gối: Trong uống dịch, ngoài xoa đắp bã lá bỏng sẽ tiêu viêm, giảm đau.
Hôi nách: Trong uống dịch ngoài xoa xát rửa bằng bã lá bỏng giã nhuyễn.
Phù thận (và các loại phù thũng) uống ngày 2 lần dịch lá bỏng, mỗi lần 60ml.
Mồ hôi trộm: Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Táo bón: Ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Viêm họng khô rát ngứa: Nhai ngậm lá bỏng
Cúm, sổ viêm mũi xoang: vò lá bỏng nhét vào lỗ mũi, nhỏ dịch lá bỏng
Mất ngủ (người lớn, trẻ em): Người lớn nhai ngậm nuốt hoặc trẻ em uống dịch lá bỏng đều ngủ ngon giấc.
Sốt nóng trẻ em: Uống ngày 2 – 4 lần, mỗi lần 30ml dịch lá bỏng.
Viêm loét dạ dày: Không chảy máu uống 60ml vào sáng tối, có chảy máu các ngày đầu 3 – 4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm, sau đó ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: Trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần 20 – 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.
BS Nguyễn Lệ Quyên (Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc)