Chữa mất ngủ bằng cây bỏng

Bộ phận dùng làm thuốc

Cây bỏng có tác dụng chữa mất ngủ. Nó có nhiều tên gọi khác như: Sống đời (phương ngữ Nam bộ), diệp sinh căn, trường sinh… Cây có nhiều tác dụng làm thuốc.

Cây bỏng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Nó có thể giúp chữa mất ngủ.

Lá thuốc bỏng tươi vị nhạt, hơi chua, tính mát; không độc với người (độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn lá thuốc bỏng)

 * Giải rượu khi say: cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường

 * Chữa bỏng nông do nhiệt (nước, lửa, bô xe máy) giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi. (Bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).

 * Chữa chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.

 * Hỗ trợ giảm đau do: thấp khớp cấp, viêm khớp gối, viêm gót chân…Vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi

 * Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi ngủ tối: hái 50-60g lá thuốc bỏng, rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Cối, chày, mảnh vải gạc để vắt đều tiệt trùng trước khi sử dụng. Giã nát lá rồi cho vào gạc để vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml.

Ds Trần Xuân Thuyết (Nguyên cán bộ Công ty Dược liệu T.Ư 1)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top