Cảnh báo tay chân miệng biến chứng nặng ở trẻ nhỏ tháng

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh viện Nhi đồng TPHCM vừa tiếp nhận bệnh nhi nữ Tr.H.D. (15 tháng tuổi) từ Bạc Liêu chuyển lên trong tình trạng lơ mơ, tím tái, tay chân lạnh, da nổi bông. Trẻ được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4 ngày thứ ba, diễn tiến nặng suy hô hấp.

BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho biết, các bác sĩ ghi nhận trẻ bệnh 3 ngày, trong đó hai ngày đầu, trẻ sốt cao liên tục, nổi hồng ban mụn nước lòng bàn tay và một ít ở chân. Ngày 3 còn sốt cao, ói, giật mình chới với, lơ mơ.

Một trẻ mắc tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. (Ảnh bệnh viện)

Một trẻ mắc tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. (Ảnh bệnh viện)

Bệnh nhi đã được đặt nội khí quản thở máy, chống sốc, dùng thuốc vận mạch, sốt cao liên tục khó hạ nhịp tim > 220 lần/phút mặc dù đã được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhi vẫn không được cải thiện nên các bác sĩ đã hỗ trợ lọc máu liên tục. Kết quả sau 2 ngày lọc máu tình trạng trẻ cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường và được cai máy thở.

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. BSCKII Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo, các phụ huynh không được lơ là với triệu chứng của bệnh tay chân miệng như trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày kèm loét miệng với vết loét đỏ hay bóng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Đặc biệt, trẻ bị phát ban dạng bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Theo KH&ĐS
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top