Cảnh báo rối loạn tâm lý học đường vì Covid-19

Sau thời gian dài học online do dịch Covid-19, vừa quay lại trường vài ngày, một học sinh lớp 10 ở TPHCM đã nhảy lầu tự tử. Qua bạn bè, học sinh này có dấu hiệu trầm cảm, từng chia sẻ nhiều điều lạ lùng, có cả ý định tự tử.

Khi xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, các em quay lại trường học trực tiếp.

Nhiều học sinh chưa kịp thích nghi, vẫn quen với cách sinh hoạt thường ngày khi ở nhà phòng chống dịch. Nhiều em đến trường với các biểu hiện tâm lý khác thường, buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, nhiều em nghịch phá…

m.l.jpg
Em Trần M.L., lớp 12A5 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), chia sẻ về những sang chấn tâm lý mà em đã gặp phải và cần sự giúp đỡ. 

Đôi khi chính bản thân các em có thể chịu đựng và vượt qua được nhưng cũng có nhiều em không thể vượt qua được mà cần phải có sự trợ giúp, can thiệp của người lớn, bạn bè…

Covid-19 làm nặng nề hơn những chông chênh, đổ vỡ

Em Trần M.L., lớp 12A5 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) bộc bạch, 5 tháng vừa qua, do thay đổi lớp để học online, em không quen biết được với nhiều bạn mới, chỉ có được 1 - 2 bạn quen ở lớp cũ.

“Em cảm thấy khó kết bạn. Trong khi đó, gia đình không chịu nghe em tâm sự. Em cảm thấy chán nản, căng thẳng suốt 5 tháng liền. Khi trở lại trường học, em cảm thấy mình có vẻ lập dị. Thêm biến cố bất hạnh xảy ra vài ngày trước đó càng làm em bị sang chấn tâm lý, em cần giúp đỡ”, M.L. nói.

Theo ThS Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt, đồng tác giả “Dự án Chuyến xe trải nghiệm dành cho học sinh TPHCM”, dưới tác động của dịch Covid-19 nhiều gia đình trong đó có học sinh - sinh viên bị nhiễm Covid-19 sức khỏe không ổn định, có gia đình mất đi người thân. Các em hoang mang, sang chấn, rối loạn tâm lý, rơi vào khủng hoảng.

Việc thích ứng để học tập với phương pháp học trực tuyến, dù là giải pháp tối ưu và khả thi nhất với thời điểm hiện tại, nhưng ít nhiều cũng tạo nên sự lo lắng không chỉ với chính các em mà còn đối với cha mẹ học sinh và cả với chính thầy cô giáo.

Học trực tuyến, thời gian dài giãn cách, việc vận động, vui chơi giải trí của học sinh bị bó hẹp cũng tạo nên tâm lý mệt mỏi, chán nản, tăng cân, các bệnh về mắt cũng gia tăng, lười vận động, lười suy nghĩ…

Theo TS tâm lý Đào Lê Hòa An, Cố vấn cao cấp Tổ chức Giáo dục AEG Việt Nam, việc học sinh phải ở nhà kéo dài, không giao lưu tiếp xúc trực tiếp đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, sự phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh, đặc biệt là sức khỏe thể chất và tinh thần, trẻ em mất đi môi trường lành mạnh để phát triển.

edit-roi-loan-tam-ly-hoc-duong.jpg
Sau hơn 5 tháng ở nhà vì dịch bệnh Covid-19, nhiều em đến trường với các biểu hiện tâm lý khác thường, buồn chán, mệt mỏi, lo sợ, nhiều em nghịch phá…

Trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF, cứ 7 em có 1 trẻ vị thành niên trên toàn cầu chẩn đoán bị rối loạn tâm thần. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về sức khỏe tâm thần của trẻ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giải pháp trước rối loạn tâm lý học đường

Các chuyên gia đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ các học sinh sinh viên vượt qua những trầm cảm, lo âu.

Ban Giám hiệu cùng thầy cô giáo chính là những người tư vấn tâm lý tốt nhất cho học sinh - sinh viên và dự báo, dự đoán được tình hình để có định hướng kịp thời.

Phòng tham vấn tâm lý của nhà trường tổ chức các chuyên đề, các buổi tư vấn cho học sinh khi gặp phải những khó khăn. Kịp thời nắm bắt và trợ giúp học sinh khi các em có vấn đề, bị khủng hoảng tâm lý...

Vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường ở mọi thời điểm vô cùng quan trọng, không riêng mùa dịch Covid-19.

Tuy nhiên, bản thân học sinh, sinh viên khi có vấn đề về tâm lý nhưng không muốn mọi người biết, thậm chí nhiều em cố gắng tự cam chịu và tự xử lý vấn đề. Do vậy, nhiều khi sự việc đáng tiếc xảy ra.

ThS BS. Nguyễn Minh Mẫn - Trưởng Đơn vị Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang chia sẻ cách suy nghĩ khác đi, theo hướng tích cực, để giúp bản thân vượt qua những sang chấn tâm lý. 

Do đó, nhà trường cần trang bị kiến thức, kỹ năng, am hiểu tâm lý, tăng cường kết nối nhiều kênh thông tin để gia cố và định hướng kịp thời công tác quản lý của mình nhất là dự báo các vấn đề liên quan đến tâm lý học sinh và có hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, những trẻ mồ côi vì dịch bệnh Covid-19 cần được hỗ trợ một cách toàn diện trong tầm nhìn lâu dài, ít nhất cho đến thời điểm các em trưởng thành.

Nhu cầu cần được giúp đỡ về chăm sóc, giáo dục, kinh tế, xã hội, phòng chống xâm hại, bạo lực... là các yếu tố cần cân nhắc và quan tâm một cách toàn diện. Tôn trọng quyền riêng tư về hình ảnh, thông tin cá nhân của các em trong hoạt động từ thiện, giúp đỡ.

Theo TS tâm lý Đào Lê Hòa An, các em học sinh có thể tự chăm sóc tâm trí bằng viết nhật ký để theo dõi suy nghĩ hằng ngày, thực hành thiền định, thường xuyên kết nối - gọi điện thoại hỏi han gia đình, bạn bè, người thân xung quanh.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top