Cảnh báo: Không đến viện kịp, trẻ phải bỏ tinh hoàn vì bị xoắn

Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho thiếu niên 14 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau tinh hoàn trái.


Trẻ bị đau từ chiều hôm trước, gia đình đưa bệnh nhân tới một cơ sở y tế và được kết luận là viêm tinh hoàn trái sau đó bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức trong đêm.

Siêu âm cho thấy, tinh hoàn trái không có tín hiệu mạch, trẻ được chẩn đoán xoắn tinh hoàn và được phẫu thuật cấp cứu tháo xoắn tinh hoàn kịp thời nên bảo tồn được.

xoan-tinh-hoan.jpg
5 bệnh nhân phải bỏ tinh hoàn vì bị xoắn

BS Nguyễn Hữu Thảo, Trung tâm nam học, Bệnh viện Việt Đức - người trực tiếp phẫu thuật cho trẻ cho biết, xoắn tinh hoàn có thể làm chậm hoặc cắt đứt lưu lượng máu đến khiến tinh hoàn bị sưng tấy và đau.

Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở tuổi dậy thì 12-16 tuổi. Bệnh biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội, cấp tính ở tinh hoàn bên bị xoắn.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp khởi điểm của cơn đau không xuất phát từ tinh hoàn mà từ vùng bụng nên thường gây tâm lý chủ quan cho cả người bệnh và bác sĩ.

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý tối cấp cứu của nam học. Việc khám, chẩn đoán và phẫu thuật sớm giúp bảo tồn tinh hoàn.

Hai tuần gần đây, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức đã tiếp nhận 5 bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn, nhưng đến muộn nên  không bảo tồn được.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu trẻ có dấu hiệu đau tinh hoàn cần phải đến khám và chẩn đoán sớm tại các cơ sở y tế, không tự theo dõi và dùng thuốc tại nhà, nếu để tình trạng xoắn càng lâu thì khả năng bảo tồn tinh hoàn càng thấp, ảnh hưởng rất lớn khả năng sinh sản và tâm lý của trẻ.

Theo VietnamDaily
Đau ở đâu báo bệnh ở đó?

Đau nhức cơ thể, vì sao?

Tình trạng đau nhức cơ thể có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số loại thuốc nhất định... Xác định được nguyên nhân chính xác gây đau để có biện pháp kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.
back to top