Phòng và xử trí sốt cao co giật khi trẻ nhỏ nhiễm Covid-19

Đa phần trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ và chỉ cần điều trị triệu chứng không cần dùng các thuốc kháng virus. Vấn đề đáng lo ngại khi trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 là sốt cao co giật và các biến chứng của sốt cao co giật.

Sốt cao co giật xảy ra khi trẻ sốt tăng nhiệt độ đột ngột. Trẻ biểu hiện cứng người, trợn mắt và chân tay co giật liên hồi. Các cơn giật thường kéo dài 1 đến 2 phút.

Sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ nhỏ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi sốt trên 40 độ C trẻ thường sẽ sốt cao co giật.

tre-mac-covid-19.jpeg
Phòng và xử trí sốt cao co giật khi trẻ nhỏ nhiễm Covid-19

Do khi sốt trên 40 độ C trẻ thường biểu hiện co giật nên các bố mẹ cần tránh để trẻ sốt cao bằng hạ sốt đúng cách.

+ Đặt trẻ trong phòng thoáng mát.

+ Nới rộng quần áo, không trùm kín chăn.

+ Chườm ấm bằng khăn nhúng nước ấm vắt khô.

+ Cho trẻ uống đủ nước: sữa, nước hoa quả, oresol…

+ Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần dùng các thuốc hạ sốt cho trẻ.

Các thuốc hạ sốt cho trẻ:

- Paracetamol (Efferalgan, Hapacol, Tylenol) với trẻ nhỏ các dạng thích hợp là siro, gói bột hoặc viên đặt hậu môn. Liều lượng 10-15 mg/kg thể trọng. Dùng nhắc lại 4-6 giờ/ lần nếu trẻ vẫn sốt trên 38,5 độ.

- Ibuprofen (Profen, Sotstop, Brufen) có dạng hỗn dịch và siro. Liều lượng là 20-30mg/ kg thể trọng/ chia làm 3-4 lần trong ngày. Lưu ý không dùng ibuprofen hạ sốt do sốt xuất huyết.

Các lưu ý khi dùng hạ sốt cho trẻ nhỏ:

+ Dùng đúng liều theo cân nặng, không dùng liều thấp quá sẽ không đủ tác dụng hạ sốt, không dùng liều cao quá có thể gây tác dụng phụ.

+ Không tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt. Nếu trẻ dùng một loại hạ sốt vẫn không hạ được nhiệt độ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi để dùng phối hợp thuốc hạ sốt.

Xử trí khi trẻ sốt cao co giật:

- Khi trẻ sốt cao co giật biến chứng nguy hiểm nhất là thiếu oxy não nên cần để đường thở trẻ thông thoáng bằng cách cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để các chất tiết đờm dãi hoặc dịch dạ dày chảy ra ngoài chứ không vào đường thở. Không nên bế vác trẻ ngay vào viện vì có thể gây trào ngược vào đường thở.

- Không nhét vật cứng hoặc tay vào miệng trẻ vì có thể làm trẻ nghẹt thở hoặc sặc.

- Không cố chống lại cơn giật bằng cách ghì giữ chặt trẻ vì có thể làm tổn thương các cơ quan này.

- Nới rộng quần áo và chườm ấm cho trẻ.

- Dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn.

- Ghi lại thời gian cơn co giật của trẻ nếu trẻ vẫn tiếp tục sốt cao và cơn giật dài hơn 5 phút nên đưa đến bệnh viện.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top