Cải thiện chứng biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ biếng ăn có nhiều mức độ: Trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn….

Trẻ được coi là biếng ăn khi có trên 2 biểu hiện dưới đây: Không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút; Ăn ít hơn 1⁄2 khẩu phần ăn theo tuổi; Ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt; Từ chối không ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc khi thấy thức ăn; Có phản ứng buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn; Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như: Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất.

Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,...

Đặc biệt, DS Hải Yến, viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích, trẻ biếng ăn có thể do hai nguyên chính chính sau:

Biếng ăn sinh lý

Do thiếu chất từ khi là bào thai: Người mẹ khi mang thai bị thiếu các chất như canxi, sắt, kẽm, các loại vitamin cần thiết... sẽ khiến thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Kết quả là trẻ sinh non tháng, lười bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh. Những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân cũng có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc khi đang ăn sữa ngoài bình thường đột nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài.

Do thay đổi sinh lý: Khi bước vào những giai đoạn như biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, học nói,... trẻ thường biếng ăn.

Ngay cả khi khỏe mạnh, trẻ cũng có những giai đoạn ăn ít hẳn trong vài ngày hoặc vài tuần mà vẫn vui chơi bình thường.

Đó là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 - 12 tháng, 16 – 18 tháng,... Sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường.

Cải thiện chứng biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Cải thiện chứng biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý

Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt: Khi bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt, trẻ rất ngại nhai, nuốt, dẫn tới chán ăn.

Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ hay táo bón,... đều khiến bé lười ăn, chậm lớn. Đó là dấu hiệu của tình trạng rối loạn co bóp, tiết dịch trong dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột.

Nhiễm trùng: So với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi,... do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,...).

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,... làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.

Nhiễm ký sinh trùng: Giun, sán cũng gây biếng ăn ở trẻ.

Biếng ăn sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Nếu không can thiệp kịp thời thì trẻ biếng ăn có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng giảm, làm bé dễ mắc bệnh và khi đó trẻ càng biếng ăn hơn.

Nhiều hậu quả nặng nề

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.

Biếng ăn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên xác định và khắc phục những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời phối hợp nhiều biện pháp điều trị biếng ăn dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài.

Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Để Khắc phục và phòng ngừa tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất bột đường, chất béo; vitamin và khoáng chất. Các vi chất quan trọng như vitamin A, B, C, kẽm, magie, canxi... ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa, tạo tế bào, tạo dẫn xuất thần kinh... cần được bổ sung đúng và đủ thông qua thực phẩm dễ hấp thu.

Tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh: ngồi vào bàn ăn cố định cùng gia đình, cho trẻ tự lựa chọn món ăn yêu thích

Làm cho trẻ thích thú với thức ăn bằng cách trang trí món ăn nhiều màu sắc và vui nhộn

Không ép trẻ ăn.

Quan tâm đến sở thích của trẻ: lựa chọn thực phẩm theo khẩu vị của trẻ.

Theo Đời sống
Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Mẹo bảo quản bún qua đêm không bị chua

Bún là món ăn được nhiều người yêu thích và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, bún tươi thì không để lâu được, rất dễ bị chua, hỏng nếu không bảo quản đúng cách.
Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Lạ miếng món ăn từ kiến vàng

Kiến vàng giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.
back to top