Cách xoa bóp sẹo, giảm phù nề sau mổ vú

Sau phẫu thuật cắt vú, nạo vét hạch nách, để phục hồi chức năng bệnh nhân cần biết cách xoa bóp sẹo và xử trí hiện tượng phù nề.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/cach-xoa-bop-seo-giam-phu-ne-sau-mo-vu1.jpg

Ảnh minh họa.

Xoa bóp sẹo: Sau phẫu thuật khi sẹo đã liền tốt (thông thường từ 3 – 6 tuần), người bệnh có thể bắt đầu xoa bóp nhẹ để làm mềm vết sẹo. Có thể xoa dầu vitamin E khi vết khâu đã lành và đã tháo băng vô trùng. Xoa bóp sẹo cũng giúp cải thiện cảm giác của da người bệnh.

Quy trình: Bôi một lượng nhỏ thuốc lên vùng sẹo. Đặc hai ngón tay hoặc ngón tay cái của người bệnh trực tiếp lên vết sẹo, xoa đi xoa lại vuông góc vết sẹo và sau đó xoa vòng tròn. Hãy ấn nhẹ trong khi xoa (người bệnh có thể xoa bóp trước gương nếu vùng xoa bóp bị tê mất cảm giác).

Xử trí hiện tượng phù nề: Nâng cánh tay lên cao hơn tim sẽ trợ giúp quá trình tuần hoàn máu và chống hiện tượng phù nề. Bất cứ khi nào cánh tay được đặt ở tư thế nâng cao thì việc xòe và nắm bàn tay là rất hữu ích. Điều này sẽ giúp duy trì trương lực cơ và ngăn chặn hiện tượng phù nề. Nên làm như vậy 10 lần mỗi giờ. Tốt nhất việc xòe nắm này nên dùng một quả bóng bằng mút, tránh dùng bóng cứng (ví dụ như bóng tennis).

Khi đi bộ đung đưa tay một cách tự nhiên. Nếu bàn tay người bệnh bắt đầu bị phù nề, người bệnh hãy thỉnh thoảng gập cánh tay và nâng cao bàn tay khi ngồi.

Đặt cánh tay bên phẫu thuật lên trên một hoặc hai cái gối sẽ làm cho người bệnh thoải mái hơn. Khi ngủ nằm nghiêng về phía đối diện với bên phẫu thuật, đặt cánh tay liên quan lên một cái gối để trợ giúp và làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái.

Vệ sinh sau phẫu thuật: Sau khi cắt chỉ hoặc ghim được lấy ra và bác sĩ đồng ý người bệnh có thể bắt đầu nhẹ nhàng làm sạch vết mổ bằng xà phòng mềm và nước. Người bệnh nên rửa bằng nước sạch và lau khô ngay. Tránh bôi các loại dầu và kem lên da cho đến khi vùng phẫu thuật hoàn toàn lành (khoảng 4 tuần).

Vì người bệnh có thể bị giảm cảm giác ở cánh tay sau phẫu thuật, để tránh tổn thương nên sử dụng dao cạo râu điện hoặc kem làm rụng lông để loại bỏ lông cánh tay, tránh dùng lưỡi lam.

Người bệnh có thể sử dụng chất khử mùi hoặc phấn ở cánh tay có liên quan. Việc làm này tuyệt đối an toàn và không gây ra bất cứ vấn đề gì.

Lưu ý: Người bệnh có thể nhận thấy lông tay mọc ít đi và ít đổ mồ hôi ở cánh tay có liên quan. Đây là hiện tượng thông thường, vì vậy không nên lo lắng.

TS Bùi Diệu

(nguyên Giám đốc Bệnh viện K)

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top