Cách xử lý thớt mới mua
Bước 1: Rửa thớt mới mua với nước nóng để loại bỏ sáp trên bề mặt thớt. Sáp thường được bôi lên thớt mới để ngăn chặn sự nứt và mốc.
Bước 2: Khử khuẩn thớt bằng cách sử dụng chanh và muối trắng. Cắt đôi quả chanh, rắc một ít muối và bôi lên cả hai mặt của thớt.
Bước 3:Thoa đều dầu ăn lên toàn bộ thớt và bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Đặt thớt ở nơi thoáng mát để cho dầu thấm đều vào thớt. Tiếp tục bôi dầu ăn 3 - 4 lần như vậy.
Bước 4:Ngâm thớt trong dung dịch nước muối để làm sạch bề mặt gỗ và cung cấp độ ẩm cho thớt. Pha dung dịch nước muối với tỷ lệ 200g muối cho 1 lít nước, ngâm thớt trong dung dịch này trong 1 ngày. Sau đó, phơi thớt khô trước khi sử dụng.
Sử dụng thớt hàng ngày đúng cách
Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng
Để giúp thớt gỗ bền hơn sau khi sử dụng, quá trình vệ sinh thớt sau đó là rất quan trọng. Một số phương pháp được khuyến nghị bao gồm:
Vệ sinh thớt gỗ bằng cách sử dụng nước nóng hoặc dung dịch muối. Bạn cũng có thể kết hợp baking soda và giấm để làm sạch thớt.
Tránh đặt thớt gỗ dưới ánh nắng mặt trời và để thớt ở một nơi thoáng mát sau khi sử dụng. Điều này giúp tránh mối nguy hiểm từ tác động của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
Một phương pháp khác là bôi một lớp dầu ăn lên mặt thớt mỗi tuần một lần. Điều này giúp làm liền các vết xước trên bề mặt thớt và giữ cho màu sắc của thớt bền lâu hơn.
Không dùng chung thớt để cắt thực phẩm sống và chín
Sử dụng cùng một thớt để thái thực phẩm sống và thực phẩm chín có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm tươi sống như thịt, cá và rau quả thường chứa vi khuẩn có thể gây bệnh. Nếu vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống bám vào thớt, chúng có thể lan truyền vào thực phẩm chín và gây nguy cơ lây nhiễm.
Thay thớt định kì
Thớt gỗ sau khi sử dụng một thời gian sẽ có những vết xước do quá trình thái, băm thực phẩm, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển do thức ăn thừa còn sót lại bám vào. Nên thay thớt khoảng 7 đến 8 tháng một lần hoặc khi thớt có quá nhiều vết cắt, xước.