Cách phân biệt dược liệu sấy lưu huỳnh

Dược liệu được sấy, bảo quản bằng lưu huỳnh không những không chữa được bệnh mà còn gây hại cho cơ thể nếu dùng phải. Vì vậy, mọi người dân trước khi đi bốc thuốc cần đọc kỹ cách phân biệt dược liệu sấy lưu huỳnh để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Dưới đây là cách phân biệt dược liệu sấy bằng lưu huỳnh do thầy lang Giang Trịnh Tuân, ở xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái mách nước.

Về màu sắc

Tùy vào mỗi loại thảo dược mà có những màu sắc đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nếu dược liệu sấy bằng lưu huỳnh sẽ để lại những dấu vết mà người dùng chỉ cần để ý là phát hiện ra.

Dược liệu phơi sấy dưới ánh nắng hoặc sấy thủ công thì màu sắc tươi tự nhiên, còn dược liệu sấy lưu huỳnh sẽ có màu ố vàng.

Khi sắc thuốc, nếu là dược liệu sấy lưu huỳnh thì nước sẽ đổi màu khi để qua đêm. Màu sắc thay đổi có thể khác nhau tùy vào từng loại dược liệu. Tuy nhiên, sự thay đổi màu sắc nước một cách nhanh chóng là đặc điểm chung của dược liệu sấy lưu huỳnh. Còn dược liệu sấy thường thì không hoặc rất lâu mới thay đổi màu sắc.

Cảm quan

Đối với thảo dược dạng dây leo, ngoài việc quan sát màu sắc ra, người dùng có thể dùng tay bẻ sợi thảo dược. Nếu là thảo dược phơi nắng hoặc sấy thủ công thì sẽ giòn, gãy ngay, còn thảo dược sấy bằng lưu huỳnh sẽ dai, mềm hơn. Đối với thảo dược dạng thân, củ, thì có thể phân biệt bằng màu sắc và mùi vị (sẽ nói dưới đây).

Khi cầm dược liệu trên tay, cảm nhận đầu tiên đối với dược liệu sấy lưu huỳnh là độ ẩm cao. Vì độ ẩm cao nên nhiều dược liệu dạng dây mới dai, không bẻ gãy được. Còn dược liệu phơi sấy thông thường cảm giác khô, giòn. Nếu cầm một nắm thuốc lên tay, dược liệu sấy bằng lưu huỳnh đôi khi để lại một thứ bụi mỏng, màu hơi vàng.

Dược liệu nếu phơi, sấy thường sẽ cho màu sắc tươi, giòn 

Mùi vị

Khi đến các tiệm thuốc Đông y hoặc chợ dược liệu, người dân nên đưa dược liệu lên mũi ngửi. Nếu là dược liệu sấy lưu huỳnh thì sẽ có mùi khét thoang thoảng giống mùi đốt diêm. Nếu là dược liệu phơi, sấy thông thường không có thứ mùi này.

Bảo quản

Đối với dược liệu phơi, sấy thông thường thì việc bảo quản đòi hỏi khắt khe và khó khăn hơn rất nhiều so với dược liệu sấy lưu huỳnh. Nếu phơi, sấy thông thường, người dân phải để dược liệu nguội rồi cho vào túi nilon buộc chặt để tránh bị ẩm mốc. Nếu để ở ngoài trong điều kiện thông thường, dược liệu sẽ bị mốc meo và hỏng.

Nếu sấy bằng lưu huỳnh, dược liệu sẽ không bị mốc, hỏng và không cần cho vào túi nilon để bảo quản.

Cao Sơn

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top