Cách dùng muống biển làm thuốc

Muống biển thuộc họ bìm bìm, là một loại cỏ mọc bò rất dài, không mọc leo, phân rất nhiều cành, thân tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc và không rỗng như rau muống. Nhân dân ta thường dùng muống biển làm thuốc.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/muong-bien-11.jpg

Muống biển là bài thuốc dân gian.

Muống biển mọc trên các phần trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Đây là một trong các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi theo dòng nước.

Muống biển mọc hoang ở khắp vùng ven biển như Hải Phòng, Đồ Sơn, Thanh Hóa… Người dân thường thu hái vào tháng 5 – 6, hái lá và cành non phơi khô, có khi dùng cả dây và rễ.

Muống biển có vị cay, đắng, tính hơi lạnh, tác dụng vào 2 kinh can và tỳ, giúp tiêu độc, lợi tiểu. Nhân dân ta dùng muống biển làm thuốc chữa cảm mạo, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, đau bụng…

Đối với việc dùng ngoài da như chữa các bệnh mụn nhọt, các vết loét thì dùng lá muống biển tươi giã đắp lên những vết loét, mụn mâng mủ đó, hoặc phơi khô, tán nhỏ rắc lên chỗ bị bỏng, bệnh sẽ mau khỏi.

Đặc biệt, khi đi tắm biển, nếu chẳng may bị ngứa do sứa, khiến bạn khó chịu, gãi sần cả da thì dùng một nắm muống biển giã nát hoặc nhai đắp lên chỗ thương sẽ hết ngứa. Ngoài ra, chữa cảm mạo bằng việc sắc hay dùng muống biển làm thuốc xông cũng cho hiệu quả cao.

Lương y Chu Văn Tiến

(Hội Đông y Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top