Cách ăn cá tránh nhiễm độc

Ký sinh trùng, vi khuẩn, các chất độc hại hay kim loại nặng từ cá có thể gây ngộ độc cấp hoặc tích trữ lâu dài trong cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để hạn chế độc hại, cần ăn cá kèm với một số loại gia vị hay chế biến đúng cách.

TS.BS. Nghiêm Nguyệt Thu, Trương khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Lão Khoa trung ương cho biết, cá có chứa nhiều axit béo không no (Omega 3), chất đạm, vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, iốt… rất tốt cho sức khỏe tim mạch, xương khớp, não bộ… Cơ quan Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, mỗi người nên ăn 227-340 gram cá các loại (chia thành 2-3 bữa một tuần) trong tuần, sẽ có lợi cho sức khỏe.

Chọn mua cá tươi, tránh cá có màu sắc bất thường. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên cá rất dễ trở thành con dao hai lưỡi khi ăn không đúng cách hay ăn phải loại nhiễm chứa độc chất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, ăn cá sống hoặc chế biến chưa chín kỹ sẽ có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Các loại cá cũng có thể chứa nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, khi ăn sống chúng sẽ theo vào cơ thể gây ngộ độc.

Ngoài ra, cá cũng có thể bị nhiễm độc do môi trường nước ô nhiễm hoặc bị tẩm, ướp bởi chất bảo quản, hóa học giúp làm tươi hay giữ cá lâu hư vượt quá quy định. Nguy cơ nhiễm hay chứa loại kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân… ở loài thực phẩm này cũng rất cao. Thống kê của Viện Nghiên cứu Đa dạng Sinh học (Mỹ) cho thấy, đến 84% lượng cá trên thế giới chứa một lượng thủy ngân gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt, những loài cá lớn, sống ở tầng biển sâu như cá thu, ngừ, mập, kiếm… luôn có hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng khác cao hơn các loài bé.

Kinh nghiệm của người Nhật khi ăn cá là sử dụng mù tạt, xì dầu, tương, gừng muối và một số loại rau như tía tô, bạc hà và củ cải trắng, rong tảo biển… Ngoài việc gia tăng hương vị, đây còn là những loại dược liệu có tính khử độc cao, diệt khuẩn và các loại ký sinh trùng gây hại.

BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cũng cho biết, cá bị nhiễm kim loại, bộ phận độc hại nhất của cá là gan và thận nên. Khi nấu ăn, phải bỏ hẳn 2 phần này của cá trước khi chế biến. Để tránh ngộ độc hải sản, cần mua đồ tươi sống, không nên mua hải sản ở những vùng đang bị ô nhiễm nặng. Cá mua về nên chế biến ngay khi còn tươi, bỏ toàn bộ lòng ruột vì nơi đây chứa nhiều vi khuẩn và cũng là bộ phận nhiễm nhiều kim loại nặng nhất. Tuyệt đối không mua hải sản có màu sắc khác thường. Khi chế biến phải nấu thật kỹ.

Hồng Linh 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top