Các phương pháp điều trị bệnh lậu

Lậu là một bệnh nhiễm khuẩn do song cầu gram (-) Neisseria gonorhoae gây ra. Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không được bảo vệ như đường âm đạo, đường hậu môn và miệng-sinh dục.

Nữ và nam đều dễ mắc

Tỷ lệ nữ bị mắc bệnh  sau một lần quan hệ tình dục với nam giới bị bệnh vào khoảng 60-80%. Thời gian ủ bệnh vào khoảng 10 ngày. Viêm cổ tử cung là biểu hiện đầu tiên. Niệu đạo cũng bị nhiễm lậu. Các triệu chứng thường thấy là ra khí hư nhiều, tiểu buốt, ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh. Các triệu chứng có thể rất nhẹ hoặc rầm rộ, có khi chỉ có một triệu chứng hoặc có nhiều triệu chứng.

Ở nam, bệnh lậu mắc phải sau một lần quan hệ tình dục với người bệnh qua đường âm đạo. Có khoảng 25% nam giới bị mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-5 ngày. Viêm niệu đạo trước là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lậu ở nam. Triệu chứng bao gồm đái buốt và ra mủ (trên lâm sàng thường gọi là “giọt sương ban mai buổi sáng”) kèm theo là phù nề và đỏ ở lỗ đầu dương vật.

Chảy mủ niệu đạo là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh lậu, mủ có màu vàng và số lượng nhiều. Các biến chứng hiếm gặp bao gồm viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo, áp-xe quanh niệu đạo.

Các phác đồ điều trị mới

Thế giới có 2 phác đồ điều trị bệnh lậu. Phác đồ 1 gồm gentamycine dạng tiêm và azithromycin dạng viên, phác đồ 2 gồm gemifloxacin dạng viên và azithromycin dạng viên. Hai phác đồ mới điều trị lậu cầu được các nhà khoa học Mỹ thực hiện trên hơn 400 đàn ông và phụ nữ tuổi từ 15 đến 60 nhiễm lậu cầu chưa được điều trị với bất kỳ thuốc nào trước đó.

Kết quả ở phác đồ 1 đem lại hiệu quả 100% lành bệnh lậu, còn phác đồ 2 chỉ hiệu quả ở 99,5% bệnh nhân bị lậu ở cơ quan sinh dục. Riêng nhiễm lậu ở họng và trực tràng thì hiệu quả lành bệnh là 100% ở cả 2 phác đồ điều trị. Tuy vậy nhiều bệnh nhân than phiền các phản ứng phụ khó chịu như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

Tuy nhiên, hai phác đồ điều trị mới này không thay đổi phác đồ điều trị hiện tại đối với bệnh lậu. Khuyến cáo điều trị bệnh lậu hiệu quả hàng đầu là dùng ceftriaxon ở dạng tiêm kết hợp với 1 trong 2 kháng sinh dạng uống khác  là azithromycin hoặc doxycyclin.

Phác đồ điều trị này có hiệu quả cao và ít phản ứng phụ. Ceftriaxone cùng nhóm với kháng sinh cefixime ở dạng viên(cả 2 thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3). Dù dùng phác đồ điều trị nào thì vấn đề phòng ngừa lậu cầu khi sinh hoạt tình dục nên dùng bao cao su thường xuyên và đúng cách.

BS. Ngô Văn Tuấn

(Phòng khám đa khoa Lý Nam Đế, Huế)

Theo Đời sống
Độc lạ người đàn ông có 4 quả thận trong cơ thể

Kỳ lạ người đàn ông có tới... 4 quả thận

Người đàn ông 35 tuổi đau dữ dội vùng thắt lưng nghi sỏi thận, đi khám bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể. Người bệnh có bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu, có nhiều đơn vị thận hơn bình thường dễ bị sỏi thận.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top