Các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nấc thường không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể dẫn tới nôn trớ nên mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp giúp bé hết nấc hiệu quả.

Nấc là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều bố mẹ lo lắng khi con bị nấc tuy nhiên nấc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến bé. Nấc cụt cũng hiếm khi gây trở ngại hoặc ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé. Trên thực thế, nhiều bé vẫn có thể ngủ ngon lành dù đang bị nấc.

Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn chữa nấc cho bé nhanh chóng thì sau đây là một số cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Vỗ vào lưng bé

Các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ảnh 2

Vỗ nhẹ vào lưng giúp bé hết nấc hiệu quả. (Ảnh minh họa).

Nếu bé bị nấc khi đang bú thì mẹ nên dừng cho bé bú để nghỉ ngơi. Sau đó mẹ có thể dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Mẹ cần phải làm thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Cách này sẽ giúp bé ợ hơi và khỏi nấc.

Sử dụng núm vú giả

Không phải lúc nào trẻ sơ sinh cũng bị nấc do việc bú sữa. Khi bé bắt đầu nấc cục, mẹ có thể cho bé mút núm vú giả. Điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể ngăn ngừa hiện tượng nấc cục hiệu quả.

Massage lưng cho bé

Các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ảnh 3

Massage lưng nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa nấc cục ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa).

Massage lưng là một giải pháp hiệu quả giúp làm giảm bớt sự co thắt không tự chủ của cơ hoành. Mẹ giữ cho bé đứng thẳng, sau đó dùng bàn tay massage từ lưng lên vai của bé. Sau vài phút bé sẽ khỏi nấc.

Giữ cho bé thẳng đứng

Bé có thể bị nấc do trào ngược dạ dày vì vậy mẹ có thể giữ cho bé đứng thẳng để giúp làm giảm cơn nấc. Các bác sĩ khuyên nên để bé đứng thẳng sau khi ăn khoảng 30 phút.

Làm bé xao nhãng

Các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh hiệu quả ảnh 4

Mẹ hãy cho bé đồ chơi với đồ chơi yêu thích khi bé bị nấc. (Ảnh minh họa).

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là do sự co thắt cơ, được kích hoạt bởi các xung đột thần kinh. Bởi vậy mẹ có thể làm thay đổi các kích thích thần kinh này bằng cách khiến cho bé phân tâm bằng đồ chơi. Khi bé bị nấc mẹ hãy cho bé chơi đồ chơi yêu thích hoặc chơi với bé để bé quên đi cơn nấc.

Để bé nghỉ ngơi và ợ hơi sau khi bú

Nếu bé bị nấc khi đang bú thì bé nên dừng cho bé bú, để bé nghỉ ngơi. Thư giãn sẽ giúp bé hết nấc nhanh.

Bé bị nấc cũng có thể là do đầy hơi vì vậy mẹ có thể giúp giảm nấc bằng cách giúp bé ợ hơi sau khi bú. Mẹ dùng bàn tay chụm lại và vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp bé ợ hơi dễ dàng. Phương pháp này cũng giúp hạn chế nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Để nấc tự hết

Nếu mọi phương pháp đều không thành công thì mẹ hãy để bé tự hết nấc. Mặc dù nấc gây khó chịu cho người lớn nhưng lại không ảnh hưởng gì nhiều đến trẻ sơ sinh.

Nếu bé tiếp tục nấc trong vài giờ hoặc nhiều hơn một ngày thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nấc.

Theo Lê Ánh (Khám Phá)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top