Bồi dưỡng nhiều thành tức bụng

(khoahocdoisong.vn) - Khi thấy bệnh nhân tức bụng, phải giảm khối lượng mỗi bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn bằng cách nhỏ giọt liên tục.

Bà Lê Hòa An (Kim Giang, Hà Nội) bị tai biến, đã nằm viện một thời gian và phải về nhà điều trị thêm. Vì bà yếu nên gia đình tìm mọi cách cho bà ăn, cốt vực sức khỏe lên. Con gái bà ngày nào cũng hầm xương, hầm gà, ninh các loại củ lấy nước nấu cháo cho bà, 1 ngày bà được các con cho ăn 5-6 lần qua ống thông.

Hôm vừa rồi bà bị tức bụng, gia đình phải mời bác sĩ đến nhà kiểm tra, bác sĩ nói, cần giảm số lần cho ăn cũng như các thực phẩm cho bệnh nhân ăn để làm giảm gánh nặng tiêu hóa cho bệnh nhân.

BS Hải Anh, nguyên CB Viện Dinh dưỡng QG cho biết, bệnh nhân sau đột quỵ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày là đúng nhưng cũng chỉ nên chia tối đa 5 bữa, mỗi bữa bơm từ 15 - 20 phút, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2- 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Khi thấy bệnh nhân tức bụng, phải giảm khối lượng mỗi bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn bằng cách nhỏ giọt liên tục.

Khi tiêu chảy, phải giảm độ đậm của thức ăn, giảm tốc độ khi cho ăn. Những biến chứng trên nếu không cải thiện, cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng. Khi chế biến thực phẩm cho bệnh nhân cần lưu ý, không cần hầm xương vì vừa mất thời gian và cũng không tăng thêm dinh dưỡng. Không chứa súp đã xay trong bình  giữ nhiệt quá 4 giờ vì vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh ở nhiệt độ ấm, bệnh nhân ăn vào dễ tiêu chảy.

Theo Đời sống
Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Hiện nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.
back to top