Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch thả muỗi mang Wolbachia

Theo kế hoạch mới được Bộ Y tế phê duyệt, trong năm 2018, Dự án sẽ thả muỗi mang

Cơ chế lan truyền vi khuẩn Wolbachia trong quần thể muỗi vằn.

Đã được đánh giá khoa học

Dự án đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50m x 50m (diện tích 2.500m2). Mỗi tuần Dự án sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô như vậy, tương ứng với mức thả trung bình là 1 con muỗi/25m2/tuần. Việc thả muỗi Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận cao của cộng đồng (từ 80% trở lên).

Dựa trên những đánh giá khoa học toàn diện về tính an toàn tại Australia, Việt Nam và Indonesia cũng như kết quả từ hơn 10 năm nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới, phương pháp sử dụng muỗi Wolbachia đã được khẳng định là an toàn cho con người, động vật và môi trường.

Trong thời gian thả muỗi Wolbachia, Dự án sẽ tiếp tục công tác truyền thông và tham vấn cộng đồng. Bên cạnh đó, việc theo dõi quần thể muỗi và giám sát tình hình bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng sẽ được duy trì thường xuyên, lâu dài. Nếu có vấn đề bất lợi xảy ra liên quan đến muỗi Wolbachia, Dự án sẽ tạm ngừng thả muỗi cho đến khi có kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư chủ trì, phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hoà thực hiện từ năm 2006. Dự án này được tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ Đại học Monash (Australia) trong khuôn khổ Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết toàn cầu.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới triển khai nghiên cứu thí điểm thả muỗi Wolbachia trên thực địa, cụ thể là tại đảo Trí Nguyên (thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang) vào năm 2013 và 2014.

Từ khi kết thúc thả muỗi tới nay, số ca mắc sốt xuất huyết trên đảo giảm đi đáng kể so với những năm trước và không có ổ dịch sSốt xuất huyết tập trung nào xảy ra trên đảo trong 4 năm qua. Dự án cũng đã nhận được sự ủng hộ cao của cộng đồng người dân trên đảo và các cấp chính quyền địa phương.

Các kết quả này đã được Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đánh giá nghiệm thu vào năm 2016. Đây là những tín hiệu khả quan về tính khả thi và hiệu quả bước đầu của phương pháp này trong phòng sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Toàn cầu cùng loại trừ sốt xuất huyết

Chương trình Muỗi Thế giới (tên cũ là Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết toàn cầu) là một chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế phi lợi nhuận do trường Đại học Monash chủ trì, với sự tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn ở nhiều nước trên thế giới.

Mục tiêu dài hạn của chương trình là phát triển ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia nhằm ngăn chặn sự lây truyền sốt xuất huyết (Dengue), Zika và một số bệnh khác do muỗi truyền.

Từ năm 2005, các nhà khoa học Australia đã tiên phong trong việc nghiên cứu phương pháp mới này và đã lần đầu tiên triển khai thả muỗi Wolbachia trên thực địa ở 2 khu vực thuộc thành phố Cairns (bang Queensland, Australia) từ năm 2011, đến nay muỗi Wolbachia vẫn tự duy trì tốt ở các khu vực này.

Trên cơ sở đó, Dự án tại Australia tiếp tục mở rộng địa bàn thả muỗi bao gồm phần lớn diện tích các thành phố Cairns, Townsville, Charters Towers, Douglas Shire… đồng thời phối hợp/hỗ trợ các nước khác tham gia vào chương trình.

Hiện tại, chương trình đã và đang triển khai nghiên cứu ứng dụng phương pháp Wolbachia tại Australia, Việt Nam, Indonesia, Brazil, Colombia và tiếp tục mở rộng ra một số quốc gia khác như Ấn Độ, Sri Lanka,…

Dự án tại các nước Australia, Indonesia và Brazil đã tiến hành thả muỗi ở những khu vực thành thị với quy mô dân số từ vài trăm nghìn đến 2,5 triệu dân, ví dụ như ở các thành phố Cairns, Townsville (Australia), Yogyakarta (Indonesia), Rio de Janeỉro (Brazil); hầu hết đều là các địa bàn trong đất liền.

Kết quả chung từ các nước đã triển khai thả muỗi cho thấy muỗi Wolbachia có khả năng tự duy trì lâu dài và hầu như không còn sự lan truyền bệnh sốt xuất huyết đáng kể nào ở những khu vực mà muỗi Wolbachia đã chiếm ưu thế trong quần thể muỗi vằn địa phương.

Tuyết Vân

Theo Đời sống
back to top