Bị tự kỷ cho uống thuốc Lapaliver hỗ trợ bảo vệ gan

Con học lớp 2 thể lực yếu, bị tự kỷ – aspagor hang động được chỉ định dùng thuốc tự kỷ và Lapaliver để bổ gan không rõ để làm gì?
tự kỷ

Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng (ảnh minh họa).

Hỏi: Con trai tôi học lớp 2, cao 1m15, nặng 17kg thể lực yếu, bị tự kỷ – aspagor hang động. Cháu điều trị ngoại trú đường cho dùng thuốc Risperdal 2mg (mỗi tối uống 1/3 viên) và Lapaliver (mỗi sáng 1 viên). Tôi tra hướng dẫn sử dụng thì thầy Lapaliver không có tác dụng trị bệnh này sao bác sĩ lại kê đơn?

Nguyễn Minh Tâm (Hà Nội)

ThS Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện 71 TƯ: Hai loại thuốc mà con bạn đang điều trị ngoại trú theo đơn thì có một loại là thuốc an thần và một loại thuốc bổ trợ gan. Risperdal (hoạt chất Risperidone) là loại thuốc tác động lên thần kinh thuộc nhóm thuốc an thần mạnh chỉ định trong tâm thần phân liệt cấp và mạn tính; các bệnh loạn thần khác bao gồm các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng, rối loạn tư duy, thù hằn, đa nghi…

Thuốc này cũng được sử dụng trong trường hợp người bệnh có biểu hiện tự kỷ như là cảm xúc cùn mòn, thu mình, kém tiếp xúc với xã hội, kém hòa hợp, ít nói….

Tuy nhiên, đây là loại thuốc thường dùng cho người lớn. Có lẽ vì vậy mà bác sĩ đã cho con bạn uống với liều rất thấp (1/3 viên 2mg).

Lapaliver là loại thuốc được dùng để hỗ trợ bảo vệ gan và bổ sung các vitamin nhóm B trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa, kém ăn suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng gan: viêm gan, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, xơ gan.

Thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào gan trong các trường hợp sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh, thuốc lao…Tăng cường chức năng giải độc cho gan trong thời kỳ dưỡng bệnh, sau phẫu thuật hoặc ốm kéo dài…

Trong thành phần của thuốc này có cao Cardus marianus, một số loại vitamin và khoáng chất. Uống 1 viên/lần x 2-3 lần/ngày. Cần chú ý không dùng thuốc với Levodopa.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top