Theo các nhà nghiên cứu, Di Lặc Khiết Thử là nhân vật có thật, sống ở Trung Quốc, còn Di Lặc gầy (nguyên mẫu Ấn Độ) là nhân vật không có thật (ảnh internet)
Di Lặc là nhân vật “mở”
Với nhiều năm nhiên cứu về Di Lặc, PGS. TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra đặc điểm quan trọng vừa là Phật vừa là Bồ Tát. Ngoài ra, Bồ Tát Di Lặc còn có chức năng của một Đấng cứu thế – một đặc điểm mà không một nhân vật nào trong hệ thống Phật giáo có được.
Trong vai trò này, Di Lặc có thể sánh ngang với Đức chúa Giê – su trong Cơ đốc giáo, Mesiah trong Do Thái giáo hay Cakravartin (Chuyể Luân Thánh Vương) trong Ấn Độ giáo. Có thể nói, chức năng…chức năng đấng cứu thế luôn hiện hữu trong mỗi tôn giáo. Chẳng hạn như Cakravartin trong văn hóa Ấn Độ thường được xem là sự hiển linh của thần Visunu cứu rỗi thế giới.
Như trong loạt bài “Bí mật xuyên thế kỷ về pho tượng đá chùa Phật Tích” mà báo Khoa học & Đời sống đã đề cập. Trong “Tam thế Phật” (quá khứ – hiện tại – tương lai) thì Di Lặc được gọi là Bodhivattva và là Đức Phật tương lai. Đấng cứu thế Di Lặc đang ngự ở cõi trời Đâu Suất và sẽ giáng sinh trong tương lai.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, có lẽ vì hai ứng than nói trên mà nhân vật Di Lặc luôn tồn tại theo dạng “mở” và rất linh hoạt trong các vai trò khác nhau nên việc xuất hiện các biến thể về biểu tượng cũng là điều dễ hiểu.
Biểu tượng Di Lặc Khiết Thử của hiện diện ở nhiều ngôi chùa của Việt Nam – ảnh tượng Di Lặc ở núi Cấm, tỉnh An Giang. (ảnh internet)
Giả thuyết sự giao thoa văn hóa
Quá trình phát triển của Phật giáo theo 3 con đường Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa từ cách đây khoảng 2 thiên niên kỷ, đó là những “dòng chảy” đầy phức tạp và bí ẩn. Sự phát triển của Phật Di Lặc cũng vậy.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, khi nghiên cứu về sự ra đời của Di Lặc béo cần phải đặt nhân vật này trong hệ thống các biểu tượng của Phật giáo Đại thừa. Con đường phát triển của Phật giáo Đại thừa gắn liền với “Con đường tơ lụa” từ Ấn Độ – Trung Á – Trung Quốc”. Quá trình phát triển của Phật giáo Đại thừa cũng chính là quá trình phát triển của con đường Tơ lụa với sự “khổng lồ hóa” nhân vật Di Lặc thông qua các tượng đá xuất hiện ven “Con đường tơ lụa” hàng nghìn năm qua.
Một biến thể khác của Di Lặc Bố Đại Hòa thượng – Di Lặc Khiết Thử (ảnh internet).
Thông qua sự phân tích về cách bài trí Phật điện và kích cỡ từng pho tượng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra quá trình biến đổi của các hình tượng tôn giáo, trong đó có Di Lặc như sau:
Ban đầu, Di Lặc xuất hiện với vai trò phụ trợ cho Phật Thích Ca, tượng Di Lặc cũng được đặt ở vị trí phụ, thấp hơn chứ không phải vị trí trung tâm như Thích Ca. Kích cỡ các pho tượng Di Lặc ở giai đoạn đầu cũng rất nhỏ. Do chức năng là một Đấng cứu thế cộng với việc con người phải đối mặt với thiên tai, địch họa, chiến tranh đã khiến cho Di Lặc dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
Đặc điểm dễ nhận thấy của Phật Di Lặc giai đoạn này là các tượng Phật khổng lồ xuất hiện rất nhiều dọc theo “con đường” này, từ Ấn Độ vượt qua Trung Á đến Trung Quốc mà điển hình là pho tượng tạc trên núi Nga Mi, Vân Cương, Trung Quốc…
Sự phát triển đến đỉnh điểm này của biểu tượng Di Lặc cũng đồng nghĩa với vai trò và vị thế của tín ngưỡng Di Lặc đã trở nên rất quan trọng trong cộng đồng Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các biểu tượng Di Lặc vẫn mang phong cách Ấn Độ của “Di Lặc” gầy
Di Lặc béo và những bí ẩn chưa thể giải thích
Có một thực tế hiện nay, đó là các tín đồ Phật tử thờ cúng cả 2 nhân vật Di Lặc gầy và Di Lặc béo. Di Lặc gầy có trước với gương mặt thanh tú, ngực lép, thân gầy, vận tào y. Còn Di Lặc béo thì đầu trọc, bụng béo tay cầm hồ lô hoặc tràng hạt… và cái khiến người ta khó hiểu là tại sao lại có 1 tên gọi Di Lặc cho hai hình tượng đối lập này trong một tôn giáo đó là Phật giáo?
TS. Trần Hậu Yên Thế, Đại học Mỹ thuật Việt Nam lý giải (như bài trước đã phản ánh, nay xin được nhắc lại): Di Lặc béo là vị hòa thượng tên là Khiết Thử, sống vào cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại ở Phụng Hóa, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Vị hòa thượng có danh xưng là Bố Đại vì trên người lúc nào cũng đeo một bao bố lớn, vân du nay đây mai đó khất thực, sau đó lại chia đồ khất thực cho người khác. T
ương truyền, trước khi viên tịch, Bố Đại hòa thượng để lại bài kệ nói rằng, mình là hiện thân của Di Lặc nên từ đó, phật tử gọi ông là Di Lặc Bố Đại hòa thượng. Hình ảnh sớm nhất được tìm thấy sớm nhất tại núi Linh Ẩn, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
PGS. TS Đinh Hồng Hải cho rằng, đây thực chất là sự biến đổi về mặt văn hóa khi Phật giáo du nhập vào khu vực trung tâm của văn hóa Hán. Và với dạng ứng thân mở của Di Lặc có thể là nguyên cớ làm phát sinh nhiều “phiên bản” Di Lặc sau này.
Mặc dù vậy, đây mới chỉ là những giả thuyết và xung quanh mối quan hệ giữa Di Lặc béo và Di Lặc gầy vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ. Cụ thể, tương truyền về bài kệ của Di Lặc Bố Đại hòa thượng nói mình là hiện thân của Di Lặc cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có phát hiện khoa học nào chứng minh rõ ràng việc này. Thứ hai, cần phải bàn đến, đó là tại sao người dân lại tiếp nhận một hình ảnh đối lập là Di Lặc béo so với Di Lặc gầy vốn được coi là Đấng cứu thế, và hình ảnh đó chiếm vị trí thượng tôn đối với mỗi tín đồ Phật tử? Đây là những vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu sâu thêm trong phần tiếp theo.
Quách Dương