Bệnh nhân điều trị ung thư phổi cảnh giác với viêm quanh móng

(khoahocdoisong.vn) - Viêm quanh móng đặc trưng bởi quá trình viêm mô xung quanh móng tay, ngón chân. Đây là một tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân ung thư phổi  dùng thuốc EGFR TKIs (Gefitinib, Erlotinib, Afatinib, Osimetinib...). Người bệnh cần biết cách dự phòng và xử lý tác dụng phụ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Có khoảng 4 - 56,8% bệnh nhân bị viêm quanh móng, thường xuất hiện sau 1 - 6 tháng dùng thuốc. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống làm gián đoạn quá trình điều trị. 

Viêm quanh móng chia thành 3 cấp độ: Độ 1 - Viêm tấy đỏ vùng quanh móng; Độ 2 - Viêm tấy nặng, đau, chảy mủ, hạn chế các hoạt động sinh hoạt. Cần điều trị kháng sinh đường uống; Độ 3 - Viêm mủ nặng, đau nhiều, cần sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, có thế phải phẫu thuật.

Khi dùng thuốc, để hạn chế biến chứng người bệnh cần: Giữ cho tay và chân càng khô càng tốt, tránh ngâm trong nước xà phòng, chất tẩy rửa mà không có đồ bảo hộ như găng tay, ủng…; Cắt móng tay, móng chân. Tránh làm tổn tương móng; Sử dụng các sản phẩm làm mềm da thường xuyên; Không đi giày quá chật.

Khi người bệnh gặp tác dụng phụ viêm quanh móng cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Liều chuẩn có thể duy trì khi tác dụng phụ độ 1. Nên giảm liều/gián đoạn khi độc tính từ độ 2 trở lên.

Khi có bất kỳ vấn đề về móng, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị vì sự tiến triển từ độ 1 sang độ 2 rất nhanh. Cách xử lý đối với từng giai đoạn bệnh như sau:

Độ 1: Một số bệnh nhân thấy có lợi việc ngâm vùng tổn thương trong nước ấm hoặc giấm trắng. Cách làm: Nước ấm: Ngâm 15 phút, 3 - 4 lần mỗi ngày; Nước giấm trắng pha với nước tỷ lệ 1:1, ngâm 15 phút mỗi ngày. Bôi thuốc corticoid rất mạnh + kháng sinh. Nên sử dụng loại kết hợp. Corticoid rất mạnh bao gồm các loại thuốc bôi có chứa clobetasol propionate 0.05% như Dermovate®... Kháng sinh tại chỗ nên dùng: clindamycin 1%, chloramphenicol 1%, Gentamycin, Fluoroquinolon. Neomycin không nên dùng vì khả năng dị ứng cao (10%)

Độ 2: Bệnh nhân bị viêm quanh móng độ 2 cần được tham vấn của bác sĩ điều trị và bác sĩ da liễu. Bôi thuốc corticoid loại rất mạnh + kháng sinh tại chỗ như độ 1. Kháng sinh đường uống: Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là tụ cầu vàng nên kháng sinh thường được lựa chọn. Kem bôi bạc nitrate sử dụng khi tổ chức hạt đã phát triển.

Độ 3: Ngừng thuốc đích điều trị ung thư phổi, chỉ được dùng lại khi độc tính phục hồi từ độ 2 trở xuống; Khám chuyên khoa da liễu; Tiếp tục kết hợp thuốc bôi tại chỗ như steroid, kháng sinh, kháng nấm và sát trùng tại chỗ;  Kem bôi bạc nitrate sử dụng khi tổ chức hạt đã phát triển; Nếu có mủ nên cấy mủ làm kháng sinh đồ; Chỉ định phẫu thuật và kháng sinh đường tiêm nếu không cải thiện.

BS Trịnh Thế Cường (Khoa Ung bướu, Bệnh viện E)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top