Ung thư phổi: Những điều bạn cần biết

(khoahocdoisong.vn) - Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư tại Singapore. Bác sĩ Chin Tan Min từ Trung tâm Ung thư Parkway sẽ giúp chúng ta giải đáp một số thắc mắc.

Cả đời tôi chưa bao giờ hút thuốc lá. Liệu tôi có nguy cơ bị mắc ung thư phổi không?

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với ung thư phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15-30 lần so với người không hút thuốc. Một người bắt đầu hút thuốc càng sớm và càng lâu, thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao. Những người hút thuốc bỏ thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và bỏ thuốc càng lâu thì nguy cơ càng giảm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng kể cả khi bạn không thuốc hút, bạn vẫn có thể mắc ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc lá thụ động, tiếp xúc với các hóa chất như amiăng và các chất gây ung thư khác, hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.

Có các loại ung thư phổi khác nhau không?

Có hai loại ung thư phổi chung – ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi. Hầu hết tất cả các bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là người hút thuốc. Đây là loại ung thư phổi có độ ác tính cao hơn và có thể di căn nhanh tới các bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ sống ở giai đoạn bệnh tiến triển thấp hơn so với các bệnh nhân ở giai đoạn khu trú.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ phổ biến hơn, chiếm khoảng 85% số ca mắc ung thư phổi. Điều trị sẽ phụ thuộc và giai đoạn bệnh có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc nhiều phương pháp điều trị toàn thân hơn như hóa trị, và gần đây hơn, điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi phổ biến nào?

Đối với ung thư phổi giai đoạn 1 và 2, chúng tôi thường khuyên phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào u tại chỗ. Phẫu thuật là cơ hội tốt nhất để chữa khỏi. Trong một vài trường hợp, chúng tôi tiếp tục với hóa trị bổ trợ để làm sạch hoàn toàn các tế bào ung thư làm giảm nguy cơ tái phát.

Đối với các giai đoạn tiến triển hơn, chúng tôi có thể dùng kết hợp xạ trị và/hoặc hóa trị. Ngày nay, chúng tôi còn dùng cả điều trị đích và liệu pháp miễn dịch.

Năm 2004, chúng tôi bắt đầu sử dụng liệu pháp đích và năm 2015, là liệu pháp miễn dịch. Tỷ lệ sống đã được cải thiện rất đáng kể, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 trung bình sống được 2-3 năm.

Có các phương pháp mới điều trị thành công nào?

Liệu pháp đích dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

Chẳng hạn, các tế bào ung thư phổi đôi khi có đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR), dẫn dắt các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh. Các loại thuốc được gọi là các chất ức chế EGFR có thể giúp chặn các tín hiệu này và ngăn ung thư phát triển. Ngoài ra, còn có chất ức chế đột biến gen ALK cũng hoạt động tương tự. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế ALK có thể sống từ 2-3 năm mà bệnh ung thư không tái phát.

Liệu pháp miễn dịch là sự tăng cường vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệu các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư có khả năng “ngụy trang” để tránh bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Liệu pháp miễn dịch chỉ ra các tế bào ung thư này để hệ miễn dịch có thể xử lý chúng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp miễn dịch giúp nâng tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi lên đáng kể. Điều đáng mừng nhất trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 là đến cuối cùng bệnh nhẫn có thể kiểm soát được bệnh lâu dài bằng phương pháp miễn dịch.

Mọi thông tin hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội, Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.
Hotline: 0988 155 855 / 084 308 3637 / hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902 
Tel: 024 3747 2729 
Email: info@parkway.com.vn
FB:  https://www.facebook.com/parkwayhanoi/ https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi/

Theo Theo Parkway
back to top