Bế kinh chữa không đỡ

(khoahocdoisong.vn) - Bế kinh do khí trệ, huyết ứ, triệu chứng thường là hai bầu vú trướng đau, bụng dưới đau. Nếu bệnh thiên về huyết ứ: Điều trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, lý khí, thông kinh.

Hỏi: Gần đây kinh nguyệt tôi thất thường lúc sớm, lúc muộn nhưng muộn là chủ yếu. Có lần tôi tưởng tắt kinh vì 3 tháng không thấy, mãi sau này mới có. Tôi đã đi khám để điều hòa kinh nguyệt nhưng không ăn thua. Mỗi lần chậm kinh tôi thấy bầu vú cương, bụng dưới đau, có lúc lòng bàn tay, bàn chân nóng, tính hay cáu gắt, nếu chữa Tây y không đỡ, chữa Đông y thế nào?

Mai An (Phú Thọ)

TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN cho biết, chậm kinh, Đông y gọi là bế kinh. Theo như mô tả của bạn, có thể bế kinh do khí trệ, huyết ứ, triệu chứng thường là hai bầu vú trướng đau, bụng dưới đau. Nếu bệnh thiên về huyết ứ, cần hoạt huyết, tiêu ứ, lý khí, thông kinh. Bài thuốc: “Hoạt huyết thang” ích mẫu thảo 30g, đan sâm 30g. Đương qui vĩ, trần bì, đào nhân, hương phụ, hồng hoa, bạch thược, ngưu tất, trạch lan đều 10g; sài hồ 6g, cam thảo 4g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Trường hợp do âm hư vị nhiệt sinh chứng bế kinh, tính tình nóng nảy, ngủ hay thấy chiêm bao, mạch huyền hoạt nhưng khi ấn nặng tay thì vô lực, phải tư âm, thanh nhiệt, khoan hung hòa vị, hoạt huyết thông kinh. Bài thuốc: “Qua thạch thang”: Qua lâu 16g, ích mẫu 16g, thạch hộc, sinh địa, cù mạch đều 12g, huyền sâm, xa tiền tử, ngưu tất, mạch môn đều 10g, mã vĩ liên 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top