Là một bệnh thường gặp nơi trẻ nhỏ và hay tái phát. Amiđan là hai khối lymphô nằm ở hai bên họng miệng, còn gọi là amiđan khẩu cái. Amiđan có vai trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và vùng mũi.
Viêm amiđan cấp không đặc hiệu: Biểu hiện trước tiên là đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt; 2 amiđan sưng to, vùng họng viêm đỏ. Thủ phạm gây viêm trong những trường hợp này thường là virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno, rhino, herpet).
Viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, đau họng tăng, thường đau lan tỏa vùng tai, hạch lân cận sưng to, người mệt mỏi, amidan viêm to kèm theo các hốc mủ, miệng hôi, xuất hiện màng giả tại amiđan.
Điều trị: Bấm mạnh huyệt Thiếu thương, Thương dương, Quan xung, Đại lăng mỗi huyệt 10 lần. Nếu đau cấp, huyệt Thiếu thương bấm xong, châm ra ít máu.
Bấm phản xạ chân: Điểm có liên quan tới bệnh viêm amidan ở gốc ngón chân cái, phía dưới, đúng nơi ngón cái liền với gan bàn chân. Nắn nhẹ phần trên và phần dưới của điểm này bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Ngón cái ở dưới. Nếu hiện tượng viêm amidan do các độc tố đã bị tích lũy từ lâu trong cơ thể gây nên, thì việc xoa - bóp -bấm huyệt ở gốc ngón cái ít có hiệu quả. Nhưng nếu bệnh này tiếp theo một thời gian ngắn cảm cúm, ho... thì việc bấm huyệt sẽ có kết quả đáng kinh ngạc.
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)