Bài thuốc nam chữa bệnh thận

(khoahocdoisong.vn) - Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, suy thận, thận hư nhễm mỡ...

Bài thuốc quý này gồm các vị sau: 1- Rễ cây chuối tiêu (Có hoặc không). 2- Rễ cây dừa. 3- Rễ cây cau. 4- Rễ/lá của cây lá gai. 5- Rễ cây dứa dại. 6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây dâu tằm. 7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây sung, có thể dùng vỏ thân cây sung. 8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây ngái, khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái. 9- Cây tầm gửi (không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít). 10- Cây bìm bìm ( họ bìm bìm- Convolvulaceae). 11- Cây nàng nàng, còn gọi là cây trứng ếch. 12- Cây sả. 13- Cây thạch xương bồ. 14- Cây rau răm (dành cho bệnh thận kèm tiêu hóa kém). 15-Cây mã đề.16- Râu  ngô (Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)17- Vỏ quả bưởi (bòng).

Bệnh nhân nam thêm vỏ quýt, bệnh nhân nữ thì thêm cỏ cú (Bởi có câu : Nam bất thiểu trần bì - Nam không thể thiếu vỏ quit. Nữ bất ly hương phụ- Nữ không nên xa cỏ cú).

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây. Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ, sao vàng hạ thổ (có thể phơi khô để dành). Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30g (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10g). Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ... mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày. Dùng sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm. Tuy nhiên, để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian dài. Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc này để điều trị thì rất tốt.

Lương y Mai Xuân Hùng (Hội Đông y Thăng Long Hà Nội)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top