Nước rửa bát có thể chứa formaldehyde - một chất gây ung thư
Theo kiểm tra của các bộ phận liên quan, người ta phát hiện ra rằng một số nhà sản xuất đã bí mật thêm quá nhiều formaldehyde để kéo dài thời hạn sử dụng trong các sản phẩm của họ. Formaldehyde là một chất giống như chất có nguy cơ gây ung thư nhất định nên nhiều người đặt ra câu hỏi " liệu nước rửa bát có thể gây ung thư không?".
Trên thực tế, formaldehyde có thể được thêm vào xà phòng rửa chén một cách thích hợp, thường là như một chất chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Theo "Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia về chất tẩy rửa" quy định có hai tiêu chuẩn về hàm lượng formaldehyde trong nước rửa chén. Nước rửa chén loại A dùng để làm sạch thực phẩm, lượng bổ sung formaldehyde dưới 0,05% và loại B dùng để tẩy rửa bát đũa, nồi niêu, hộp đựng, hàm lượng formaldehyde dưới 0,1%.
Nói chung, nếu hàm lượng formaldehyde nằm trong quy định quốc gia thì sẽ không gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Hơn nữa, formaldehyde rất dễ hòa tan trong nước và dễ bay hơi. Chỉ cần rửa sạch nhiều lần trong quá trình sử dụng hàng ngày.
Rửa bát không sạch dễ gây hại cho sức khỏe - Ảnh minh họa |
2. Cặn nước rửa bát có gây ung thư không?
Một số người cho rằng, khi dùng nước rửa chén chắc chắn sẽ có cặn bám trên bát đĩa. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ sớm gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Trên thực tế, thành phần chính của nước rửa chén là chất hoạt động bề mặt, tuy thành phần này độc hại nhưng nói về độc tính dù ở liều lượng nào cũng là không đến mức gây nguy hiểm, khi vào cơ thể con người sẽ được chuyển hóa nhanh chóng. Nếu thực sự muốn đạt được phản ứng ngộ độc, bạn phải uống hết cả chai nước rửa chén mới có hiệu quả.
Về vấn đề tồn dư, trên thực tế, một số chuyên gia đã thực hiện các thí nghiệm tương tự. Nói chung, sau khi rửa bát một lần, chất tẩy rửa còn sót lại đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhà nước. Sau lần rửa thứ hai, lượng cặn cơ bản đã thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia.
Đến bước tráng sạch, lượng chất tẩy rửa còn sót lại đã thấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn quốc gia. Vì vậy, về cơ bản bạn không phải lo lắng quá nhiều về các vấn đề cặn còn sót lại, gây ung thư.
Hơn nữa, nước rửa chén có thể loại bỏ vi khuẩn E. coli trong bát đĩa, đũa một cách hiệu quả và làm giảm mật độ khuẩn lạc. Ngoài ra, rửa bằng nước nóng có thể làm giảm số lượng vi sinh vật trong dụng cụ nhà bếp một cách hiệu quả, vì vậy nước rửa chén vẫn cần thiết.
Để đảm bảo an toàn, nên tránh dùng hai loại nước rửa bát sau
Nước rửa bát có mùi thơm nồng nặc: Nói chung, loại nước rửa chén này chứa các chất ô nhiễm hóa học thơm và mùi nồng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng. Đặc biệt đối với những người bị dị ứng, hãy cố gắng tránh mua những loại có mùi thơm nồng.
Nước rửa chén "hàng chợ": Nước rửa chén không nhãn mác nhìn chung có giá thành rẻ và rất phổ biến ở các vùng quê, vùng xa hẻo lánh. Tuy nhiên, phần lớn loại nước rửa chén này là sản phẩm 3 không: Không quy trình sản xuất, không được kiểm soát, có thể chứa nhiều thành phần bổ sung không tốt cho sức khỏe con người.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học quốc gia)