Bác sĩ chỉ cách người đái tháo đường ăn quả ngọt để ổn định đường huyết

Nhiều người đái tháo đường không dám ăn quả chín, đặc biệt là quả ngọt vì sợ đường huyết tăng cao. Liệu điều đó có đúng? Ăn như thế nào để ổn định đường huyết?

Các loại quả ngọt có nhiều vitamin, chất xơ và cho ta vị ngọt nên rất có ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường luôn luôn thắc mắc:

- Liệu mình có được ăn các loại quả chín ngọt hay không?

- Nước ép quả chín có làm tăng đường máu nhanh hơn so với khi ăn dạng nguyên quả?

- Liệu tôi có phải tránh ăn quả chín vào buổi sáng vì vào thời điểm đó đường máu dễ tăng hơn so với các giờ khác trong ngày?

- Ăn quả chín sau ăn bữa chính có tốt hơn ăn cùng bữa phụ?

Bác sĩ chỉ rõ cách người đái tháo đường có nên ăn quả chín ngọt?

Bác sĩ chỉ rõ cách người đái tháo đường có nên ăn quả chín ngọt?

Để trả lời tất cả các câu hỏi trên, bạn cần đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ chuyên bệnh tiểu đường và quan trọng hơn cả là hỏi ngay chính máy đo đường huyết cá nhân của mình bằng cách đo đường máu sau ăn các loại quả đó 1-2 giờ:

- Nếu đường máu dao động từ 7-11mmol/l (126-200mg/dl) được coi như là tốt. Việc ăn đó không cần điều chỉnh.

- Nếu đường máu >11mmol/l: được coi như tăng hơn mức mong muốn. Khi đó cần lưu ý đến khối lượng đã ăn có nhiều? (kể cả các chất bột dùng kèm khác) hoặc lượng thuốc đã thích hợp?....

Tự đo đường máu là cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm tra lại thực phẩm, thuốc men đang dùng và cả lời khuyên của bác sỹ có chuẩn hay không?).

ThS.BS Nguyễn Huy Cường (Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TƯ)

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế uống bia?

Ai nên hạn chế uống bia?

Bia là một thức uống yêu thích và cũng có lợi cho sức khỏe con người. Uống bia với lượng vừa phải có thể tạo tính kháng viêm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Vậy ai nên hạn chế uống bia, để tránh gây hại sức khỏe?
back to top