<div> <p><b>Thay Chủ tịch Hội đồng thẩm định</b></p> <p>Để thẩm định SGK lớp 1, năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định thành lập 9 Hội đồng quốc gia thẩm định SGK các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, Hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Việt gồm 15 thành viên.</p> <p>Tuy nhiên, trong 5 bộ SGK lớp 1 được Hội đồng thẩm định thông qua, bộ SGK Cánh Diều (của Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM biên soạn, phát hành) có khá nhiều lỗi và bị dư luận phản ứng. Bộ GD&ĐT phải làm việc lại với Hội đồng thẩm định quốc gia và quyết định thay thế một số dữ liệu cho phù hợp.</p> <p>Rút kinh nghiệm từ bộ SGK lớp 1, tại kỳ họp Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo khá cương quyết như thay Chủ tịch Hội đồng thẩm định đối với môn Tiếng Việt. Theo ông Đam, hiện nay, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT phải hết sức lưu ý bởi để tránh được những sai sót tương tự thì phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.</p> <p>“Tôi đã chỉ đạo bộ tận dụng công nghệ thông tin đưa bản thảo SGK lên sớm trước khi phê duyệt, thậm chí trong quá trình thẩm định, để nghe góp ý, qua đó tiếp thu, chắt lọc ý kiến đúng để tiếp thu, ý kiến chưa đúng thì phản hồi lại để toàn xã hội đồng thuận. Tất cả vì tương lai đất nước và của con cháu”, ông Đam nói.</p> <p><b>Mở thêm các kênh </b><b style="font-size: 14px;">đóng góp ý kiến</b></p> <p>Đối với SGK lớp 2 và lớp 6 đang trong quá trình thẩm định để chuẩn bị đưa vào sử dụng trong năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT cho biết lần này sẽ tăng cường khâu thẩm định trong Hội đồng, tăng cường mức độ tương tác với các nhóm tác giả, đồng thời mở thêm các kênh lấy ý kiến góp ý rộng rãi hơn.</p> <p>Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, công tác thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 đã được thực hiện xong vòng 1. Các tác giả cũng đã chỉnh sửa và bộ bắt đầu thu sách để chuẩn bị thẩm định vòng 2. Lần này, Bộ GD&ĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định. Đồng thời, khâu thẩm định trong Hội đồng cũng như tương tác với các nhóm tác giả sẽ được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu và mở thêm các kênh khác nhau để có thể lấy ý kiến rộng rãi hơn, trong đó có việc lấy ý kiến từ các thầy cô trực tiếp giảng dạy tại cơ sở.</p> <p>Đặc biệt, SGK lớp 2 và lớp 6 tới đây sẽ được ban hành sớm hơn so với năm trước, ông Thành cho biết. Như vậy, các nhà xuất bản có thời gian năm tháng để thực hiện các khâu in ấn, phát hành. Trong khoảng thời gian này, các đơn vị sẽ tập trung bồi dưỡng giáo viên về việc sử dụng sách mới, song hành cùng bồi dưỡng mô-đun, phương pháp dạy học cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá để bảo đảm chuẩn bị sẵn sàng cho năng lực đội ngũ nhà giáo khi bắt đầu triển khai cho năm học mới vào tháng 9/2021.</p> <p>Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo biên soạn, tổ chức thẩm định SGK lớp 1 mới thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện 3 điều chỉnh quan trọng ở trong công tác thẩm định SGK.</p> <p>“Trước đây, các nhà xuất bản, tác giả chủ động phối hợp tổ chức việc thực nghiệm, tới đây, sẽ có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp của Bộ GD&ĐT để công tác này đạt hiệu quả hơn”, ông Độ nói. Một điều chỉnh nữa là tăng cường việc thẩm định nội bộ tại các nhà xuất bản để nâng cao chất lượng bản mẫu SGK trước khi nhà xuất bản gửi tới Bộ GD&ĐT để thẩm định. Theo đó, các nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định sơ bộ tại đơn vị để đánh giá, rà soát chất lượng SGK. Qua vòng lọc đầu tiên này, nhà xuất bản mới gửi bản mẫu SGK hoàn thiện lên Bộ GD&ĐT. Hội đồng quốc gia thẩm định SGK sau đó sẽ đánh giá, nhận xét, góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện bản mẫu SGK tốt hơn.</p> <p>Cuối cùng, sẽ mở rộng thêm đối tượng góp ý cho bản mẫu SGK.</p> <p>Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định lại, Chương trình giáo dục phổ thông mới không tăng về lượng kiến thức, chỉ quy định chuẩn đầu ra; SGK không biên soạn theo bài, theo tiết có sẵn như trước đây mà biên soạn theo chủ đề, mạch kiến thức; giao cho giáo viên, nhà trường nghiên cứu chương trình, SGK, đặc điểm của học sinh tại trường của mình để xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, phù hợp với đối tượng. Vì vậy, cùng một chủ đề trong SGK, nhưng tùy vào đối tượng học sinh mà trường này có thể dạy 2 tiết, nhưng trường khác có thể dạy 3 - 4 tiết cho phù hợp; miễn không vượt quá tổng thời gian cho môn học đó trong một năm. Trong quá trình thực hiện, giáo viên nhà trường điều chỉnh cho phù hợp (đây là điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường nhiều hơn), nhưng nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện mà vẫn dạy theo cách cũ.<b style="font-size: 14px; color: rgb(0, 0, 0);"> </b></p> </blockquote> </div> <p class="article-author cms-author"> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ba điều chỉnh trong thẩm định SGK lớp 2, lớp 6
Bộ GD&ĐT vừa thông báo tổ chức thẩm định vòng 2 sách giáo khoa (SGK) lớp 2 bắt đầu từ 15/11.
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Video: Hai nữ sinh Huế lao vào đánh nhau trong sự cổ vũ của bạn bè
Sau lời cổ vũ, kích động của đám bạn, 2 nữ sinh lớp 7 và 9 ở Thừa Thiên, Huế đã lao vào đánh nhau.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...