Ăn nhiều giấm sinh bệnh

n nhiều giấm sinh bệnh. Với người bị sỏi mật, ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích ruột tiết ra kích thích tố, khiến túi mật co lại gây đau.

Là người miền Nam nhưng theo chồng ra Bắc sinh sống, chị Lê Hồng Ánh (40 tuổi ở Mỹ Đình, Hà Nội) quen ăn chua cay, mặn ngọt theo kiểu miền Nam. Nấu gì chị cũng nêm thêm chút đường thay vì mì chính.

Ăn nhiều giấm sinh bệnh.

Bữa cơm nào chị cũng phải chuẩn bị món dưa góp, lúc thì dưa chuột bóp giấm, lúc salat trộn, su hào ngâm giấm, thậm chí cải bắp cũng trộn giấm ớt. Ăn nhiều thành quen, cả nhà chị từ trẻ con đến người lớn ai ai cũng ăn theo kiểu chua cay, mặn ngọt.

Vừa rồi đang ăn cơm, chồng chị lăn ra đau bụng. Ngồi không xong phải đi nằm. Hôm sau đi khám, bác sĩ nói chồng chị bị đau dạ dày, phải kiêng chất kích thích, đồ ăn nóng như ớt, đặc biệt là các món ăn có giấm.

LY. Nguyễn Nam, TT Nghiên cứu cây thuốc và bài thuốc gia truyền cho biết, ăn đồ chua hay bụng đói rồi ăn no đều dễ dẫn đến đau dạ dày. Thực chất, giấm là gia vị tốt, giúp tăng cảm giác thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa, giúp bữa ăn ngon miệng.

Trong quá trình nấu nướng nếu thêm một chút giấm có thể kích thích vị giác. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được giấm. Với người bị sỏi mật, ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích ruột tiết ra kích thích tố, khiến túi mật co lại gây đau.

Với người đang đói, khi lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, kết hợp với thành phần axit của giấm dẫn tới dư thừa, làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu.

Thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá. Khi ăn các món có giấm, nên ăn lót cơm canh trước để dạ dày trung hòa dịch axit, tránh đau và viêm dạ dày.

MA ghi

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top