Tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới 'Agni P' được phóng từ đảo Tiến sĩ APJ Abdul Kalam, ngoài khơi bờ biển Odisha, vào lúc 1106 giờ ngày 18/12/2021.
Nhiều thiết bị đo xa, radar, các trạm quan sát quang điện tử, các chiến hạm được bố trí dọc theo bờ biển phía đông đã theo dõi và giám sát quỹ đạo, ghi nhận các tham số của tên lửa.
Tên lửa đi theo quỹ đạo dự kiến, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ với độ chính xác cao.
Chuyến bay thử nghiệm thứ 2 chứng minh được hiệu suất đáng tin cậy của tất cả các công nghệ tiên tiến, tích hợp vào hệ thống.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ (Raksha Mantri Shri) Rajnath Singh chúc mừng DRDO thực hiện vụ thử nghiệm phóng thành công, và bày tỏ sự hài lòng hiệu suất tuyệt vời của hệ thống.
Tổng thư ký Cơ quan R&D Bộ Quốc phòng và Chủ tịch DRDO, TS G Satheesh Reddy đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, thực hiện chuyến bay thử nghiệm phát triển thứ 2 với nhiều tính năng bổ sung, chúc mừng họ đã thành công liên tiếp trong năm 2021.
Agni-P hay Agni-Prime là tên lửa đạn đạo tầm trung đang được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) phát triển, kế thừa và hiện đại hóa các tên lửa Agni-I và Agni-II, đang trong biên chế Bộ tư lệnh Lực lượng chiến lược.
Tên lửa được nâng cấp hàng loạt cấu hình như vỏ động cơ composite, đầu đạn có khả năng cơ động cao (MaRV), nhiên liệu phóng tốt hơn, hệ thông định vị và dẫn đường quán tính hiện đại hóa.
Agni Prime có thể được vận chuyển trên tàu hoặc được bảo quản trong thùng phóng container. DRDO đang phát triển một tên lửa kế nhiệm Agni-I, có tên là Agni-1P với hai tầng phóng, sử dụng các công nghệ mới từ Agni-IV và Agni-V làm tăng độ chính xác và độ tin cậy.
Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu vũ khí ngăn chặn khu vực (A2/AD) sau khi Trung Quốc phát triển DF-21D và DF-26B với khả năng mang đầu đạn hạt nhân để chống lại Hải quân Mỹ, đưa Căn cứ Hải quân Guam vào tầm phóng.
Như một đối trọng, phát triển Agni-P trở thành một phần quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ, nhằm giải quyết kế hoạch của Trung Quốc, triển khai 5 hoặc 6 cụm Hải quân tấn công tàu sân bay Trung Quốc vào năm 2035, bao phủ cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với khả năng tiếp cận với các căn cứ hậu cần kỹ thuật ở nước ngoài trong tương lai như căn cứ hiện có ở Djibouti.
Vụ thử nghiệm Agni-P cũng làm tăng cơ hội, cho phép Ấn Độ tham gia Hiệp ước các lực lượng Hạt nhân tầm trung.