Ăn chất xơ tránh tắc ruột

Nhiều người thập tử nhất sinh vì tắc ruột do thức ăn. Nguyên nhân chính của các

Suýt chết vì chất tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột

Ông Đỗ Văn H. (68 tuổi, Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng trụy tim mạch, tụt huyết áp, nôn mửa, bụng đau quặn không thể đại tiện… Ông được chẩn đoán tắc ruột và phải mổ cấp cứu, không sẽ tử vong. Nguyên nhân là do ông có thói quen ăn nhiều chất xơ để tốt cho tiêu hóa. Lần này ông ăn măng vịt và mít. Khi mổ các bác sĩ đã lấy ra được một lượng lớn chất xơ bị tắc lại, trong đó có nhiều miếng mít, măng chưa được tiêu hóa.

PGS.TS Triệu Triều Dương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, bệnh lý tắc ruột do u bã thức ăn rất thường gặp, nếu không phẫu thuật kịp thời dễ biến chứng nặng như vỡ – thủng, hoại tử ruột, viêm phúc mạc… và tử vong. Cơ chế hình thành u bã thức ăn liên quan đến vai trò của chất xơ và các yếu tố cơ hội. Thời điểm ăn, loại thực phẩm và thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ chất xơ là nguy cơ gây tắc ruột. U bã thức ăn thường hình thành khi thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, cam, bưởi, quýt, mít, ngô…

Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều pectin và nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Dấu hiệu sớm là đau thượng vị, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chán ăn…

BSCK II Vũ Đức Chung, Chủ nhiệm Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 354 cho biết, chất xơ thực phẩm không phải là một dưỡng chất. Nó chỉ cần thiết cho sự tiêu hóa, là chất điều hòa nhu động ruột phòng chống táo bón nhưng sự lên men chất xơ của các vi khuẩn có thể phát sinh một số rối loạn. Trong ruột một số vi khuẩn sử dụng chất xơ như dưỡng chất, sản xuất axit béo bay hơi hay các khí (methan, hydrogen). Nếu dùng quá nhiều chất xơ, có thể sình hơi, đầy bụng, thậm chí tắc ruột.

Ăn đúng chất xơ tốt cho tiêu hóa

Nhai kỹ và tránh thực phẩm già

BSCK II Vũ Đức Chung phân tích, chất xơ gồm 3 nhóm chính: Lignin, celluloz và Hemecelluloz. Lignin (chất gỗ) không được cơ thể hấp thu vì không thể tiêu hóa và cũng không thể lên men. Trong ruột nó cũng chỉ có khả năng hấp thu một lượng nhỏ nước. Thực phẩm càng già, thành phần lignin càng cao.

Celluloz là chất xơ phổ biến nhất, vào hệ tiêu hóa một phần celluloz được biến đổi thành axit lactic và được hấp thu ở ruột già. Celluloz là thành phần chính cấu tạo màng tế bào thực vật có trong ngũ cốc, đậu khô, trái cây và rau cải… Hemecelluloz và pectin trong các loại cam, chanh, quýt bưởi được thoái biến gần như hoàn toàn và cho ra các chất được tái hấp thu ở ruột già. Hemecelluloz có mặt trong các loại ngũ cốc, đậu khô và rau củ. Rau quả chứa trung bình 2% chất xơ. Trái khô có thể chứa từ 5 – 15% trọng lượng xơ.

Sau khi thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày, chất xơ (celluloz) và những chất chưa kịp tiêu hóa bị đẩy xuống ruột già. Đến đây các vi khuẩn đường ruột lên men các chất xơ hòa tan: pectin, hemecelluloz và gôm. Một phần nhỏ được ruột già hấp thu đưa vào máu, phần lớn còn lại chuyển hóa thành axit lactic, axit butyric.

Các chất xơ không lên men được tống ra ngoài với phân. Vì vậy, nếu chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, nước được giữ lại trong ruột già nhiều, khối lượng phân trong ruột già tăng nên thải ra ngoài dễ dàng. Nhờ vậy không có hiện tượng táo bón. Trái lại ăn ít chất xơ (dưới 20g/ngày), các chất cặn bã đến ruột già ít, ruột hoạt động chậm, nước trong ruột được tái hấp thu, phân trở nên cứng gây táo bón.

Theo PGS.TS Triệu Triều Dương, chất xơ không thể tiêu hóa trong hệ thống dạ dày – ruột người vì thiếu các men tiêu hóa đặc hiệu. Chất xơ được chia làm hai nhóm: Tan (đậu, ngũ cốc, rau quả) và không tan được trong nước (thân và các loại rau quả, bột mỳ, ngũ cốc…).

Để tránh tắc ruột, táo bón giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu nên ăn cùng lúc cả hai loại này với tỷ lệ 50/50. Thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ… không ăn chất xơ già. Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, thức ăn không quá nhiều rau quả có tanin và hàm lượng chất xơ cao, nhất là những người có tiền sử bệnh lý răng miệng, bệnh đường tiêu hoá hay đã phẫu thuật dạ dày, ruột…

Thúy Nga

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top