Ai nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B?

Người tiêm vắc xin viêm gan B cần hoàn thành loạt mũi tiêm gồm 2, 3 hoặc 4 mũi, tùy thuộc vào loại vắc xin và đối tượng được tiêm chủng.

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây truyền khi máu, tinh dịch hoặc các chất dịch khác của cơ thể người nhiễm xâm nhập vào cơ thể người không mắc bệnh. Virus có thể lây truyền từ người nhiễm bệnh ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ, ở một số người, viêm gan B là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn (cấp tính) với các triệu chứng có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét, đau khớp và vàng da, mắt.

Ảnh: Getty Images.

Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, nó có thể trở thành căn bệnh nhiễm trùng mãn tính và không có triệu chứng. Nguy cơ nhiễm trùng mãn tính liên quan đến độ tuổi: Khoảng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thì sẽ trở thành nhiễm trùng mãn tính, so với 2 đến 6% ở người lớn.

Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Do vậy, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B là rất quan trọng.

Người tiêm vắc xin viêm gan B cần hoàn thành loạt mũi tiêm gồm 2, 3 hoặc 4 mũi, tùy thuộc vào loại vắc xin và đối tượng được tiêm chủng. CDC khuyến nghị những nhóm đối tượng sau nên tiêm vắc xin viêm gan B:

- Trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi chào đời (thường được tiêm 3 mũi trong khoảng thời gian 6 tháng)

- Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi chưa được tiêm vắc xin

- Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao hơn do đi du lịch đến một số quốc gia, khu vực nơi tình trạng lây truyền virus viêm gan B phổ biến, người tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể khác có khả năng lây nhiễm, người có hành vi tình dục có nguy cơ cao, tiêm chích ma túy bất hợp pháp, và một số tình trạng y tế nhất định khác (người tiểu đường dưới 60 tuổi, mắc bệnh gan mãn tính, người nhiễm HIV hoặc đang chạy thận,...)

- Bất cứ ai muốn được bảo vệ chống lại bệnh viêm gan B

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top