Làm rõ nguyên nhân 1 trẻ tử vong, 1 nguy kịch sau tiêm viêm gan B

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc khẩn trương đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B.

Theo thông tin từ bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc, ngày 8/9, chị Đ.T.Y. - 32 tuổi, trú xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - nhập viện mang song thai 38 tuần. Chị Y. mang song thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Đến 7h30 sáng 9/9, chị Y. mổ lấy thai, hai bé trai chào đời có cân nặng lần lượt là 2,9kg và 3kg. Sau sinh, sản phụ và em bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Đến khoảng 10h ngày 10/9, hai bé được tiêm vắc xin viêm gan B. Sau tiêm vắc xin, hai bé được theo dõi đúng quy trình tại khoa sản của bệnh viện, không xảy ra bất thường sau tiêm.

Tuy nhiên, đến 11h45 cùng ngày, một cháu bé đột ngột tím tái, xuất hiện khó thở, suy hô hấp và nhanh chóng được các bác sĩ cấp cứu. Tuy nhiên cháu bé đã tử vong.

Đến 15h cháu bé sơ sinh thứ 2 cũng xuất hiện triệu chứng tương tự. Cháu bé được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc cấp cứu và chuyển tới Bệnh viện Nhi trung ương.

Làm rõ nguyên nhân 1 trẻ tử vong, 1 nguy kịch sau tiêm viêm gan B

Làm rõ nguyên nhân 1 trẻ tử vong, 1 nguy kịch sau tiêm viêm gan B

Ngày 11/9, lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương cho hay sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ kết luận nguyên nhân do cháu bé bị rối loạn chuyển hóa axit béo, một trong hai thể phổ biến của rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Đây là bệnh do đột biến gene hiếm gặp, chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm chuyên sâu.

Vài năm gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương gặp khoảng 10 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B nhưng nguyên nhân không phải do tiêm phòng.

Chỉ là sự trùng hợp thời điểm tiêm viêm gan B thường tiến hành sau sinh và triệu chứng bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cũng thường nặng lên lúc trẻ được bú sau 1 ngày.

Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 11/9/2023, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế thực hiện công tác quản lý sử dụng vắc xin theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng, ngay trong ngày 11/9/2023, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã gửi Công điện số 1068/CĐ-DP, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B, cụ thể như sau:

- Tổ chức điều tra, họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin để đánh giá, kết luận về trường hợp nêu trên, triển khai các hoạt động khắc phục sự cố và báo cáo theo quy định.

- Rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng và xử trí phản ứng sau tiêm chủng để chấn chỉnh hoạt động tiêm chủng trên địa bàn và tổ chức tập huấn lại cho cán bộ tham gia công tác tiêm chủng trên địa bàn trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hành tiêm chủng an toàn theo quy định.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc gửi báo cáo về Cục trước ngày 15/9/2023.

Theo Đời sống
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top