8 công dụng "diệu kỳ" của tâm sen đối với sức khỏe

Tâm sen chính là phần mầm của hạt sen, có vị đắng, thường được sử dụng hãm trà để uống. Hơn nữa, nó còn là một loại dược liệu sở hữu nhiều công dụng tốt với sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tâm sen là gì?

Tâm sen (hay tim sen) có tên khoa học là Embryo Nelumbinis. Đây chính là phần mầm màu xanh nằm giữa hạt sen, có chiều dài khoảng 10mm. Phần đầu của tâm sen có màu xanh lục và phần thân của tâm sen có màu vàng tươi.

Tác dụng của tim sen đối với sức khỏe đã được nhiều người công nhận. Tâm sen có vị đắng, tính hàn nhưng rất tốt trong việc an thần và thanh nhiệt cơ thể. Trong tim sen có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể như acid amin, neferin, nuciferin,...

Công dụng "diệu kỳ" của tâm sen đối với sức khỏe

Thanh nhiệt cơ thể, chữa bí tiểu

Với công dụng giải nhiệt và an thần, liên tử tâm giúp thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ chữa bí tiểu một cách hiệu quả. Do vậy, người bệnh có thể tận dụng lợi ích đó thông qua việc sử dụng loại dược liệu này kết hợp với cam thảo, đem hãm với nước sôi rồi uống giống như trà sau bữa ăn khoảng 15 phút.

Song để tránh gặp phải hiện tượng hư hàn, người bệnh cũng không nên lạm dụng cách làm này.

Cải thiện làn da

Cùng với đó, liên tử tâm cũng chứa trong nó nhiều thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công đến từ các gốc tự do cũng như hỗ trợ làn da cải thiện được sức khỏe.

Bên cạnh đó, trà tâm sen cũng góp phần trong việc làm giảm tình trạng mụn trứng cá, cải thiện da xỉn màu và bóng dầu.

Hỗ trợ tiêu hóa

Những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa có thể lựa chọn uống trà tâm sen. Bởi loại trà này chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Hỗ trợ chống trầm cảm

Trong trà tâm sen cũng có sự góp mặt của isoliensinine và liensinine với đặc tính an thần. Từ đó, giúp người sử dụng cảm thấy thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng thẳng và hỗ trợ ngăn ngừa trầm cảm.

Chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh

Không những vậy, loại dược liệu này cũng được sử dụng để chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh.

Trị mất ngủ

Đây là một trong những công dụng của tim sen được không ít người biết đến, tiến hành áp dụng và đem lại hiệu quả. Cụ thể, loại dược liệu này có asparagine cùng các alkaloid như nuciferin, liensinin, nelumbin giúp cho giấc ngủ được kéo dài và tinh thần được ổn định. Song song với đó, nó giúp hạ hỏa với vị đắng, tính lạnh để làm xóa bỏ trạng thái tinh thần căng thẳng.

Vì thế, việc dùng tim sen sẽ giúp điều trị mất ngủ, cải thiện đáng kể tình trạng bệnh để người bị bệnh có những giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách và đảm bảo đúng liều lượng để tránh phản tác dụng.

Tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Nhờ cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch và giảm trở lực huyết quản, phần mầm của hạt sen giúp làm hạ huyết áp, tác dụng tốt cho những người bị tăng huyết áp.

Đi kèm với đó, loại dược liệu này cũng giúp phòng ngừa rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa; đồng thời, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu cơ tim cũng như ổn định tuần hoàn máu ở động mạch vành.

Hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường

Hoạt chất alkaloid chứa trong liên tử tâm có tác dụng giảm sự gia tăng về nồng độ của glucose sau bữa ăn. Uống trà tim sen giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Những lưu ý khi sử dụng tâm sen

Khi sử dụng tâm sen tươi để hãm trà, nên sao vàng tâm sen trước để giảm bớt tính hàn và khử độc cho tâm sen.

Không được uống trà tâm sen khi bụng đang rỗng, tốt nhất nên uống sau bữa ăn 15 phút.

Khi lựa chọn mua tâm sen, nên mua những chỗ có uy tín, tránh những chỗ không rõ nguồn gốc hoặc bị nấm mốc để tránh bị nhiễm độc.

Trà tâm sen có tính hàn nên không thích hợp với những người bị hàn nhiệt hay bị huyết áp thấp, người bị yếu tim.

Những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc đi lỏng mãn tính thì không được sử dụng.

Đối với những người trẻ dưới 25 tuổi bị mất ngủ, chỉ nên uống đến khi ngủ được thì nên dừng lại vì sử dụng trà tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý.

Bên cạnh đó, cũng không nên uống quá nhiều vào buổi sáng vì dễ buồn ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc trong ngày.

Theo Đời sống
back to top