7 tác hại nguy hiểm của củ dền nếu dùng sai cách

Ăn củ dền đỏ hỗ trợ cải thiện gan, cân bằng huyết áp, chống đột quỵ, ngừa bệnh tim,... Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Củ dền gây sỏi thận

Củ dền khá giàu axit oxalic hay còn gọi là oxalat. Axit oxalic có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi. Một số chuyên gia sức khỏe tin rằng có một mối liên quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm có oxalat cao và sự hình thành sỏi thận dạng canxi oxalat.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao khỏi chế độ ăn uống nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ điều trị.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi tiêu thụ một lượng củ dền quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi… Một vài lời khuyên chỉ nên uống khoảng 15 -30ml nước củ dền lúc đầu, sau đó trộn phần còn lại với các nước ép khác để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và thích ứng hơn.

Lưu ý là việc uống nước ép củ dền có kích ứng đường ruột nhạy cảm, đặc biệt là ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Gây dị ứng nhẹ

Củ dền được tiêu thụ khá phổ biến, xuất hiện trong nhiều món ăn, thức uống, nhưng một số người có thể gặp phải các phản ứng nhẹ sau khi ăn như ngứa hoặc phát ban nếu ăn quá nhiều.

Trường hợp bị dị ứng sau khi dùng củ dền, dù các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, nên đi khám để từ đó có cách tốt nhất giúp tiêu thụ củ dền cách an toàn.

Việc sử dụng củ dền để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên, cần phải cân nhắc sử dụng cho hợp lý để tránh gặp phải các tác hại của củ dền.

Gây hạ huyết áp

Nước củ dền có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tĩnh mạch.

Có thể làm cho nước tiểu đổi màu

Khi ăn củ dền có một số người sẽ thấy nước tiểu đổi màu. Đây cũng không hẳn là tác hại của củ dền, nhưng nước tiểu có màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu, có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Ăn củ dền đi tiểu màu đỏ hồng khá phổ biến đến mức có cả thuật ngữ y khoa là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ).

Có giả thuyết cho rằng Bee`turia đôi khi được gây ra bởi một gen hoặc một tập hợp các gen lặn, có giả thuyết cho rằng như vậy. Điều này liên quan đến tình trạng thiếu hụt sắt trong cơ thể, beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền. Nó phụ thuộc vào chế độ ăn củ dền cũng như lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai có thể bị chóng mặt sau khi ăn củ dền. Nguyên nhân là bởi việc tiêu thụ củ dền khi mang thai có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp.

Sự kết hợp giữa tình trạng hạ huyết áp khi mang thai và tăng lượng oxit nitric có thể dẫn tới nguy cơ hạ huyết áp cực thấp khiến mẹ bầu chóng mặt và mệt mỏi.

Triệu chứng khó tiêu hóa

Củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. Đây là những chất bột đường chuỗi ngắn đóng vai trò là thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột.

FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng tiêu hóa khó chịu ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích và một số tác hại khác nếu không sử dụng đúng cách.

Theo Đời sống
Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Ai nên hạn chế ăn chuối chín?

Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và thơm ngon. Tuy nhiên, chuối lại không phù hợp với một số nhóm người. Vậy những ai không nên ăn chuối chín?
back to top