7 tác dụng tuyệt vời của trà ngải cứu đối với sức khỏe

Trà ngải cứu chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao cũng như một số thành phần như vitamin A, vitamin K, vitamin E, sắt, canxi, kali,... hỗ trợ những người bị mất ngủ, đau bụng kinh, một số vấn đề về tiêu hóa,...
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chống lo âu, trầm cảm

Với khả năng bổ trợ thần kinh, trà làm từ lá ngải cứu có tác dụng rất tốt để điều trị chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng mạn tính. Điều này có thể hỗ trợ tốt cho hệ thống thần kinh và hệ thống trao đổi chất của bạn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như làm cho việc đối mặt với muộn phiền trong cuộc sống dường như trở nên dễ dàng hơn.

Tốt cho xương

Các khoáng chất bao gồm canxi, kali, sắt có trong ngải cứu rất tốt cho xương vì làm tăng mật độ xương, cải thiện độ bền của xương, giúp xương phát triển và phòng ngừa một số bệnh về xương như loãng xương.

Cải thiện chứng khó tiêu

Trà ngải cứu có thể dùng nhằm giảm chứng khó tiêu. Loại trà này kích thích sự thèm ăn, giảm đầy hơi và đau bụng, chống lại các tình trạng khó chịu khác như táo bón và tiêu chảy. Một số hoạt tính ở trà cũng có thể kích thích quá trình sản xuất mật, từ đó tăng tốc độ tiêu hóa.

Bảo vệ thị lực

Trà ngải cứu cung cấp đáng kể hàm lượng vitamin A để cải thiện thị lực, phòng ngừa một số bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Ở những bệnh nhân lớn tuổi bị đục thủy tinh thể, ngải cứu cũng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tăng cường chức năng não bộ

Các hợp chất chống oxy hóa trong trà ngải cứu rất tốt đối với chức năng não bộ, giúp giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và phòng ngừa một số bệnh như Alzheimer.

Thải độc gan, thanh lọc cơ thể

Trà ngải cứu chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ thải độc gan, giảm áp lực hoạt động của gan, khắc phục các vấn đề ở gan như viêm gan. Ngoài ra, ngải cứu cũng có tác dụng thanh lọc, thải độc thận, đường ruột thông qua bài tiết nước tiểu, mồ hôi, giảm nhiễm trùng do vi khuẩn.

An thần, hỗ trợ giấc ngủ

Trà ngải cứu được biết đến là thức uống giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt nhờ loại bỏ căng thẳng, bổ thần kinh.

Một số lưu ý khi sử dụng trà ngải cứu

Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không được sử dụng trà ngải cứu vì chất thujone (một loại chất có độc) trong đó có thể gây sảy thai và một số hợp chất khác có thể bài tiết qua sữa mẹ, không tốt cho trẻ sơ sinh.

Một số người có cơ địa dị ứng có thể bị dị ứng với phấn hoa ngải cứu với các biểu hiện như phát ban, sưng họng, lưỡi, môi, đau dạ dày hoặc da bị kích ứng.

Cách làm trà ngải cứu đơn giản

Bước 1: Cắt ngọn cây ngải cứu (khoảng 1/3 phần trên của nhánh cây), có thể dùng thêm phần rễ.

Bước 2: Pha loãng nước muối ấm để ngâm cây ngải cứu vừa thu hoạch, rửa sạch bụi bẩn bám trên cây. Sau đó vớt ra và đem phơi khô trong bóng mát cho đến khi thật khô.

Bước 3: Chặt nhánh cây ngải cứu thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo cùng với lá cây, rang khô đến khi lá và thân chuyển màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp, để nguội. Có thể cất vào lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản.

Pha trà ngải cứu rất đơn giản, chỉ cần cho ngải cứu khô vào nước sôi ngâm trong 10 phút, bỏ bã và thêm đường hoặc mật ong để thưởng thức.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top