6 sinh vật dưới đáy đại dương khiến bạn vừa thích thú lại sợ hết hồn

Những bí ẩn nơi đáy sâu đại dương luôn kích thích trí tò mò của con người. Dưới đây là 6 sinh vật dưới đáy đại dương khiến bạn vừa thích thú lại sợ hết hồn.

Bạch tuộc thủy tinh

Cũng trong tháng 8, các nhà nghiên cứu từ Viện Đại dương Schmidt (SOI) đã công bố cảnh quay về một con bạch tuộc thủy tinh (Vitreledonella richardi) ngoài khơi quần đảo Phoenix xa xôi, cách thành phố Sydney của Australia 5.100 km về phía đông bắc.

Giống như những sinh vật thủy tinh khác, chẳng hạn như ếch thủy tinh và sứa lược, bạch tuộc thủy tinh gần như hoàn toàn trong suốt, chỉ có đôi mắt, dây thần kinh thị giác và ống tiêu hóa là hiện rõ.

Sứa đỏ như máu

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Live Science cho hay, các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) phát hiện loài sứa mới cùng với một số sinh vật chưa từng được biết đến khác trong chuyến thám hiểm Bắc Đại Tây Dương năm 2021. Chuyến thám hiểm kéo dài từ ngày 30/6 đến ngày 29/7.

Loài sứa mới được xác định thuộc chi Poralia - bao gồm những con sứa có đầu hình chuông, có tới 30 xúc tu và là một trong những loài sinh vật mong manh nhất.

Viperfish - Loài cá đáng sợ có đôi mắt trong suốt

Viperfish (cá rắn lục) là loài cá được tìm thấy ở độ sâu khoảng 4.500 mét. Sinh vật này khiến nhiều người sợ hãi với đôi mắt to trong suốt, hàm răng dài sắc nhọn và khuôn mặt dữ tợn... Chúng được coi là một trong những sinh vật đáng sợ nhất dưới đáy đại dương.

Cá rắn lục có chiếc bụng phát sáng nhấp nháy thu hút sự tò mò của con mồi. Chúng được coi là loài sinh vật săn mồi hung tợn với những chiếc răng dài có móc, sắc nhọn và cái miệng to đáng sợ.

Mực ống khổng lồ

Loài mực này không chỉ có kích thước "khủng" mà còn có đôi mắt khổng lồ. Nhiều cá thể mực có thể nặng tới 453kg, dài 8m, còn mắt của sinh vật có chiều dài gần 28cm, tương đương chiều dài một quả cam.

Cá "vô diện"

Cá vô diện thuộc họ cá chình mouray (cusk-eel), với tên khoa học là Typhlonus nasus. Chúng được các nhà nghiên cứu Australia tìm thấy trong cuộc khai phá ở bờ biển phía Đông nước này vào tháng 5/2017.

Điều khiến nhiều người bất ngờ là loài cá này có hình thù kỳ dị, không mặt dù có mũi và miệng. Do đó, nhiều người gọi chúng là cá vô diện hay cá không mặt.

Điều kỳ lạ là ngay cả mắt và miệng của chúng cũng ở sâu bên dưới, rất khó nhận ra. Cá vô diện thường sống ở độ sâu hơn 4.000 mét dưới đáy biển.

Quái vật "dưa chuột biển"

Dưa chuột biển là loài sinh vật bí ẩn, được phát hiện vào năm 2007. Chúng có làn da mờ đục ảo diệu, đến nỗi các cơ quan nội tạng đều có thể nhìn thấy rõ ở bên ngoài.

Bạn có thể quan sát được toàn bộ quá trình tiêu hóa cũng như các chuyển động bên trong cơ thể của loài dưa chuột biển vì dáng vẻ và cấu tạo khác thường của chúng.

Loài sinh vật này sinh sống ở độ sâu 2.500 mét ở biển Celebes, nằm giữa Phlippines và Indonesia. Một số loại dưa chuột biển hay còn gọi là hải sâm thậm chí còn chứa nọc độc chết người.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top