5 lợi ích của cà chua

Cà chua là thực phẩm quen thuộc, không chỉ bổ dưỡng, mà còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ, bao gồm giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch...

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả cà chua sống cỡ trung bình chứa hơn một gam chất xơ, cung cấp khoảng 22 calo, cùng các chất dinh dưỡng như vitamin A, kali, chất chống oxy hóa lycopene…

Cà chua cũng là loại trái cây có hàm lượng nước cao (94% là nước). Nó có thể được dùng tươi, đóng hộp hoặc trong sản phẩm nước sốt…, giúp dễ dàng kết hợp vào thực đơn hàng tuần.

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ảnh minh họa.

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Ảnh minh họa.

Rất tốt cho sức khỏe

Theo chuyên trang sức khỏe Health, cà chua có một số lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà bạn có thể chưa biết.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chế độ ăn giàu cà chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo đó, tiêu thụ nhiều lycopene làm giảm 14% nguy cơ mắc bệnh tim.

Giảm nguy cơ tiểu đường loại 2: Một số bằng chứng cho thấy lycopene ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và giảm viêm. Chất xơ trong cà chua cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Giảm nguy cơ ung thư: Các chất chống oxy hóa beta-carotene và lycopene trong cà chua có đặc tính chống ung thư. Chất chống oxy hóa giúp chống tổn thương ADN trong tế bào, vốn có thể dẫn đến sự phát triển của ung thư.

Hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch: Nước ép cà chua là nguồn cung cấp vitamin C và beta-carotene, chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nước ép cà chua làm tăng đáng kể mức độ tế bào miễn dịch, bao gồm "tế bào tiêu diệt tự nhiên" giúp chống lại virus.

Ngăn ngừa táo bón: Cà chua cung cấp cả nước và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra, nó là nguồn cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Lưu ý khi ăn cà chua

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, cà chua vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Những trường hợp này rất hiếm, tuy nhiên, vẫn có trong thực tế. Những người bị dị ứng với phấn hoa, thường có nguy cơ bị dị ứng với cà chua cao hơn.

Nếu xảy ra tình trạng dị ứng, người bệnh thường có một số triệu chứng như ngứa miệng, sưng miệng, ngứa cổ họng hay sưng cổ họng. Các trường hợp bị dị ứng với mủ cao su cũng có nguy cơ bị dị ứng cà chua.

Tuy cà chua rất tốt, bạn cũng chỉ nên ăn một đến hai quả mỗi ngày.

Không ăn cà chua xanh: Khi chưa chín kỹ, cà chua có chứa nhiều alkaloid. Đây là hợp chất rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Không ăn cà chua khi đang đói: Nếu ăn cà chua khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, các chất Pectin, nhựa Phenolic… trong cà chua có thể gây ra phản ứng với axit, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn. Về lâu dài, thói quen ăn cà chua xanh hoặc chưa chín kỹ dẫn tới viêm loét dạ dày.

Cần ngâm và rửa sạch cà chua trước khi ăn, nhất là khi ăn sống.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top