4 "siêu huyệt" nên massage hàng ngày để xua tan bách bệnh, tăng cường sức khỏe

Trên cơ thể con người có rất nhiều huyệt vị, những huyệt vị này không phải là vô căn cứ mà được sinh ra, nó là một kho báu cần được khai phá.

Nghiên cứu của Trường Đại học Y Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, xoa bóp và bấm huyệt có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Một số huyệt đạo trên cơ thể người được cho là có khả năng xua tan bệnh tật khi được xoa bóp đúng cách.

Dưới đây là một số huyệt quan trọng có thể góp phần vào việc nâng cao sức khỏe.

Huyệt hợp cốc: Giúp giảm đau

Huyệt hợp cốc được ví như “huyệt vạn năng” do nằm tại vị trí đắc địa trên cơ thể.

Huyệt hợp cốc một trong những huyệt quan trọng nhất trong việc điều chỉnh năng lượng của cơ thể và được sử dụng để giảm đau đầu, đau nửa đầu, và căng thẳng. Ảnh minh họa

Huyệt hợp cốc một trong những huyệt quan trọng nhất trong việc điều chỉnh năng lượng của cơ thể và được sử dụng để giảm đau đầu, đau nửa đầu, và căng thẳng. Ảnh minh họa

Vị trí huyệt: nằm trên nền thịt, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, huyệt hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.

Tác dụng chính: Tất cả các cơn đau gây ra đều có thể được điều trị bằng cách bấm huyệt. Khi bị đau răng, nhức đầu, đau vai gáy, đau bụng kinh, hãy nhớ xoa bóp huyệt này để cảm nhận hiệu quả giảm đau. Nó cũng tốt cho chứng đau bụng do đầy hơi.

Phương pháp: Dùng ngón tay cái ấn trong khoảng 15 phút. Khi đã xác định đúng vị trí huyệt chỉ cần bấm nhẹ cũng đủ khiến người bệnh có cảm giác tức nặng, thậm chí gây tê toàn bộ vùng bàn tay.

Huyệt túc tam lý: "liều thuốc" chữa bệnh dạ dày

Massage điểm huyệt này huyệt này có tác dụng điều hòa trung khí, bổ hư nhược, thúc đẩy lưu thông khí huyết… từ đó giúp nâng cao tuổi thọ.

Massage điểm huyệt này huyệt này có tác dụng điều hòa trung khí, bổ hư nhược, thúc đẩy lưu thông khí huyết… từ đó giúp nâng cao tuổi thọ. Ảnh minh họa

Massage điểm huyệt này huyệt này có tác dụng điều hòa trung khí, bổ hư nhược, thúc đẩy lưu thông khí huyết… từ đó giúp nâng cao tuổi thọ. Ảnh minh họa

Vị trí huyệt: Huyệt túc tam lý nằm ở chân (túc) cách vị trí khớp khối 3 (tam) thốn. Đồng thời, huyệt này cũng chứa 3 vùng trên – giữa – dưới của Vị bên trong (lý) nên được gọi là túc tam lý.

Tác dụng chính: chữa đau dạ dày, nôn mửa, ăn không tiêu, táo bón, viêm ruột, các bệnh về hệ tiêu hóa, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

Phương pháp: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái của cả hai tay, bấm đồng thời huyệt túc tam lý của cả 2 chân. Bấm theo cách như trên và đều tay, liên tục, từ nhẹ đến mạnh.

Huyệt thái xung

Huyệt thái xung nằm ở khe xương bàn chân, ngón 1 - 2. Để bàn chân bằng phẳng, từ huyệt hành gian lên 2 thốn (có sách nói 1,5 thốn), trước gốc 2 xương bàn chân giáp nhau.

Thường xuyên day ấn huyệt Thái xung giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến tạng can như các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt đỏ, đau họng…; chứng kinh nguyệt không điều hòa, đau bụng kinh, bế kinh; vàng da, vàng mắt, đau ngực sườn, đắng miệng…

Ngoài ra, day ấn huyệt Thái xung còn có tác dụng tốt trong việc điều trị các trường hợp tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, viêm gan, viêm tuyến vú, viêm đường tiết niệu…

Huyệt phong trì: Giảm bệnh xương cổ

Massage huyệt đạo có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về thần kinh như rối loạn tiền đình, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, giảm thị lực, thoái hóa cột sống, ù tai... Ảnh minh họa

Massage huyệt đạo có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về thần kinh như rối loạn tiền đình, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, giảm thị lực, thoái hóa cột sống, ù tai... Ảnh minh họa

Huyệt phong trì đóng vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của con người. Massage huyệt đạo có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về thần kinh như rối loạn tiền đình, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, giảm thị lực, thoái hóa cột sống, ù tai...

Vị trí huyệt: nằm trong góc hõm được tạo nên bởi các khối cơ vùng cổ gáy.

Công dụng chính: Giảm đau đầu, chóng mặt, ù tai, cứng cổ, thư giãn cơ cổ và đau cổ. Đặc biệt sau mùa thu, việc bấm huyệt có thể giúp vận động xương cổ, tránh cảm lạnh.

Phương pháp: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 15 phút.

Những lưu ý khi bấm huyệt

Khi thực hiện bấm huyệt, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phương pháp này:

Thận trọng khi dùng lực: Không nên áp dụng lực quá mạnh khi bấm huyệt, nhất là trên những người có cơ thể nhạy cảm hoặc các vùng da mỏng manh.

Tránh bấm huyệt trên vùng da có tổn thương: Không nên bấm huyệt tại các vùng da bị thương, nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có vết thương hở.

Thời lượng bấm huyệt: Thời gian bấm huyệt nên được giữ trong khoảng từ vài phút đến 10 phút, tùy thuộc vào cảm giác của người được bấm huyệt.

Tránh bấm huyệt khi đói hoặc no: Không nên thực hiện bấm huyệt khi bạn vừa mới ăn no hoặc khi bạn đang đói, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm bạn cảm thấy khó chịu.

Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai nên thận trọng và tốt nhất là tránh bấm huyệt, vì một số huyệt có thể gây kích thích dẫn đến co thắt tử cung hoặc sinh non.

Một số trường hợp cụ thể: Những người mắc bệnh mạn tính hoặc đang điều trị y khoa cần thảo luận với bác sĩ trước khi thử nghiệm bấm huyệt.

Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình bấm huyệt, cần dừng lại ngay và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Ngoài ra, học cách xoa bóp và bấm huyệt đúng cách sẽ an toàn và đạt hiệu quả tốt hơn nếu được hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có tay nghề để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Theo Đời sống
back to top