Gạo trắng
Là loại gạo phổ biến nhất trong tất cả các loại gạo. Gạo trắng có mặt ở nhiều nơi, thường là thành phần cốt lõi trong thực đơn ăn uống và xuất hiện trên nhiều thực đơn nhà hàng phổ biến.
Gạo trắng được dùng phổ biến trong bữa cơm của người Việt. |
Gạo trắng thường chứa thêm sắt, thiamin (vitamin B1), niacin (vitamin B3) và axit folic. Nó đã được xay để loại bỏ không chỉ lớp vỏ bên ngoài mà còn cả lớp cám và mầm của nhân. ¼ cốc gạo chứa khoảng 160 calo.
Gạo lứt
Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt được sử dụng nhiều nhất, cùng với một số anh em họ của nó như yến mạch, lúa mì nguyên cám và hạt quinoa, vì nó chứa cả ba phần quan trọng của hạt: cám, nội nhũ và mầm.
Do không phải trải qua quá trình xay, giã nên gạo lứt có thể giữ được giá trị dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với gạo trắng. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, carb, Niacin (B3), Thiamin (B1), Axit pantothenic (B5), Pyridoxine (B6), sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,…
Gạo đen
Còn được gọi là gạo tím, cấm, hoặc gạo Hoàng đế, phổ biến trong các nền văn hóa phương Đông nhiều năm trước. Gạo đen có màu đen khi chưa nấu, nhưng khi nấu chín, gạo có màu tím hơn.
Gạo đen chứa nhiều chất xơ và protein hơn so với gạo lứt. Gạo đen được thưởng thức tốt nhất khi đem đi nấu cháo, làm cơm trộn hoặc cơm rang. Gạo đen giàu chất xơ, có khả năng chống lại nhiều căn bệnh mãn tính.
Gạo đỏ
Gạo đỏ là một loại hạt có màu đỏ đậm, màu mật ong với hương vị hơi mặn và thơm, kết cấu dai. Gạo đỏ được ghi nhận là có tác dụng chống đái tháo đường. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy, mức độ hấp thụ glucose cơ bản (quan trọng đối với việc điều hòa lượng đường trong máu) tăng gấp 2,3 lần đến 2,7 lần khi tiếp xúc với các chất chiết xuất từ cám gạo đỏ.
Phân tích các loại gạo khác nhau cũng cho thấy gạo đỏ có hàm lượng tocotrienols cao hơn, một dạng vitamin E, có liên quan đến hoạt động bảo vệ thần kinh, chống ung thư và giảm cholesterol.