4 điều mẹ nên biết trước mùa cao điểm dịch thủy đậu

Dịch thủy đậu thường bùng phát vào tháng 3 – 4 hằng năm. Nhưng ngay từ giờ, các mẹ cần biết 4 điều trước khi dịch bùng phát, đặc biệt là tiêm vắcxin phòng tránh cho con ngay từ bây giờ.

Thủy đậu thường gặp ở trẻ 2-7 tuổi Thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện.Thống kê của Viện Pasteur TPHCM cho thấy, 90% số ca nhiễm thủy đậu rơi vào nhóm 2-7 tuổi. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường không biết cách thể hiện chính xác cảm giác đau, khó chịu cho bố mẹ hiểu; cũng khó kiểm soát các cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra. Trẻ tự dùng tay gãi, làm vỡ các mụn nước, tăng nguy cơ để lại sẹo sau này.Thời gian ủ bệnh khoảng 10-15 ngày

Thuỷ đậu lây nhiễm qua cả hai con đường: gián tiếp (hít phải chất dịch chứa virus khi người bệnh ho, nói chuyện…) hoặc trực tiếp (tiếp xúc với dịch hầu họng hoặc mụn nước của bệnh nhân).

Bé dễ nhiễm bệnh khi nói chuyện, chơi đùa cùng bạn bè bị thủy đậu. Môi trường đông người như trường lớp, bệnh viện… càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong thời gian ủ bệnh (10-15 ngày), trẻ không hề hay biết nhưng vẫn có thể âm thầm lây cho người khác.

Thuỷ đậu kéo dài 10-15 ngày

Thuỷ đậu thường kéo dài 10-15 ngày, nên khi trẻ nhiễm bệnh, bố mẹ thường phải nghỉ làm lâu dài để ở nhà chăm sóc.

Khi một người trong gia đình mắc bệnh, các thành viên còn lại cũng cần được cách ly. Tỷ lệ lây nhiễm thủy đậu giữa các anh em cùng nhà có thể lên đến 87%, cao hơn cả các bệnh nhân nằm cùng khoa, cùng phòng trong bệnh viện (70%).

Bệnh có thể gây 300 thương tổn trên da

Trẻ khỏe mạnh có thể bị trung bình 300 thương tổn trên cơ thể, mặt, da đầu, tứ chi. Chúng tiến triển qua các giai đoạn: vết ban, nốt sần, mụn nước, mụn mủ, gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu chăm sóc không khéo, những vết mụn nước có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra máu. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nên tiêm văcxin ngừa thủy đậu để phòng bệnh. Tiêm phòng giúp 90% tránh được bệnh, 10% còn lại có thể mắc bệnh nhưng nhẹ hơn và ít nguy cơ biến chứng.

Trẻ 1-12 tuổi cần tiêm một liều văcxin ngừa thủy đậu. Thanh thiếu niên trên 13 tuổi cần tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần. Phụ nữ có kế hoạch sinh con, nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Hầu hết các cơ sở y tế công lẫn tư trên cả nước đều có loại văcxin này.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top