4 công thức sinh tố màu xanh giàu sắt giúp diệt sạch mỡ thừa

Sinh tố màu xanh là thức uống có chứa lượng calories tương đối ít, nhưng bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể duy trì hoạt động trong một thời gian dài.

Mỡ tích tụ dưới cơ bụng và xung quanh các cơ quan quan trọng, là loại mỡ khó giảm. Mỡ bụng tăng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường loại 2, cholesterol cao, một số bệnh ung thư.

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, công thức sinh tố giảm cân cần có ít nhất một trong những thành phần sau đây...

Chất đạm: Bổ sung chất đạm trong công thức sinh tố sẽ giúp bạn no lâu hơn và kiểm soát cảm giác thèm ăn. Protein cũng tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp, thúc đẩy giảm cân hiệu quả.

Chất xơ: Chất xơ làm chậm tốc độ tiêu hóa và giảm cảm giác đói. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các thành phần giàu chất xơ như rau củ, hạt chia, hạt lanh... là rất quan trọng.

Chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa từ quả bơ, các loại hạt... có thể giúp bạn no lâu hơn.

Ít hoặc không bổ sung thêm đường: Đường bổ sung cung cấp calo rỗng, do đó nếu ăn hoặc uống các loại thực phẩm có nhiều đường sẽ khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mà không khỏa lấp cơn đói. Thay vào đó, hãy sử dụng đường tự nhiên cho công thức sinh tố, ví dụ như từ trái cây tươi.

Dưới đây là một số công thức sinh tố màu xanh có thể giúp "đốt cháy" mỡ bụng:

Sinh tố cải bó xôi và kiwi

Nguyên liệu cần thiết: 40g cải bó xôi tươi, 1 quả kiwi chín, 1/2 thìa sốt bơ vừng (tahini), 200ml sữa đậu nành, 3 thìa yến mạch, 1/2 quả chuối chín, 1 thìa cà phê sô cô la đen bào nhỏ.

Cách thực hiện

Bước 1: Cho yến mạch vào máy xay, xay đến khi chúng thành bột mịn. Rau chân vịt chọn lấy phần lá, bỏ phần cuống cứng. Kiwi gọt vỏ, chuối cũng bỏ vỏ, cắt nhỏ cho vào máy xay. Thêm sốt bơ vừng và sữa đậu nành.

Bước 2: Xay hỗn hợp thành sinh tố mịn đều màu xanh. Nếm thử vị ngọt của sinh tố và cho thêm chuối hoặc 1 thìa cà phê mật ong/xi rô cây phong để tăng thêm độ ngọt nếu bạn thích.

Bước 3: Rót ra ly, phủ lên trên bằng chút sô cô la đen vào và thưởng thức. Mặc dù sinh tố này có thể bảo quản dùng lâu hơn nhưng tốt nhất khi làm xong bạn nên thưởng thức luôn. Khi đó, sinh tố không chỉ tươi ngon mà lượng chất chống oxy hóa cũng dồi dào nhất. Để lâu mùi vị sinh tố sẽ không còn thơm ngon như lúc ban đầu.

Sinh tố rau cần tây với lê

Cần tây có đặc tính chống oxy hóa và giảm lipid. Đây là loại rau có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Kết hợp với lê sẽ giúp món sinh tố rau giảm cân được ngon miệng hơn.

Chuẩn bị: 150g cần tây cắt nhỏ, 1/2 quả lê cắt nhỏ, 1 nhúm muối hồng Himalaya

Thực hiện:Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nát. Sau đó bạn cho thêm muối hồng vào, khuấy đều và thưởng thức.

Sinh tố rau xà lách, táo xanh và mật ong

Táo xanh có chứa các chất chống oxy hóa như catechin, quercetin, axit chlorogenic… có tác dụng hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa các cơn hen suyễn, ngăn ngừa ung thư. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, đồng thời tăng cường thêm vị ngon ngọt cho món sinh tố.

Nguyên liệu cần thiết: 1 quả táo xanh, 5 lá rau xà lách, 1 muỗng canh mật ong hữu cơ (15ml)

Thực hiện:

Táo xanh ngâm muối rửa sạch, cắt nhỏ vừa xay. Xà lách cũng đem cắt nhỏ.

Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay xay mịn. Thêm chút đá vào xay cùng.

Rót ra ly và thưởng thức.

Sinh tố bơ và cải xoăn

Sự kết hợp của bơ và cải xoăn mang đến một cốc sinh tố 'xanh' rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể bổ sung thêm hạt chia để cung cấp thêm chất xơ và acid béo omega-3 tốt cho tim mạch.

Nguyên liệu: 1 cốc rau cải xoăn, cắt lấy lá, bỏ phần ngọn, 1/4 quả bơ chín, 1 cốc sữa hạnh nhân không đường

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay và xay đến khi có hỗn hợp sánh mịn. Công thức này đặc biệt phù hợp để bạn thưởng thức vào giữa ngày, ngăn chặn cơn đói và cảm giác thèm ăn vặt không lành mạnh.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
back to top